10+ Hóa chất công nghiệp có hại trong dầu gội (phần 1)
Dầu gội là một trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân mà con người sử dụng từ rất lâu. Sử dụng dầu gội giúp làm sạch, bảo vệ và giữ vẻ đẹp cho tóc. Dầu gội chứa rất nhiều thành phần, bao gồm thành phần hóa học và thành phần thiên nhiên. Hầu hết các sản phẩm dầu gội hiện tại đều sử dụng hóa chất tổng hợp làm thành phần. Dưới đây là danh sách các hóa chất có hại thường được sử dụng trong dầu gội đầu.
Xem thêm:
Danh sách 30 hóa chất công nghiệp cấm sử dụng (phần 1)
Sodium Lauryl Sulfate hoặc Sodium Laureth Sulfate (SLS)
Danh sách hóa chất đầu tiên trong dầu gội là sodium lauryl sulfate hoặc sodium laureth sulfate. Đây là một hợp chất hóa học có công thức hóa học NaC12H25SO4. Hợp chất hóa học này có thể tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Như dầu gôi, xà phòng, kem đánh răng… SLS được sử dụng phổ biến vì giá thành rẻ và có khả năng tạo bọt hiệu quả.
Tác hại
Thực tế, SLS được biết đến là một chất gây kích ứng cho mắt và da khi tiếp xúc phải. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy SLS có khả năng gây ung thư ở động vật. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất SLS có thể để lại một lượng nhỏ 1,4-Dioxane. Một số sản phẩm có thành phần SLS được phát hiện chứa tới 279 ppm 1,4-Dioxane. Hóa chất 1,4-Dioxane được phát hiện là một chất gây ung thư tiềm năng. Nói cách khác, SLS đóng góp gián tiếp vào sự phát triển của bệnh ung thư.
Cocamidopropyl Betaine (CAPB)
Cocamidopropyl betaine là hỗn hợp của một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ dầu dừa và một hợp chất hóa học khác gọi là dimethylaminopropylamine. Hóa chất này tồn tại dạng dung dịch nhớt có màu vàng nhạt. Cocamidopropyl betaine là một chất hoạt động bề mặt phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Công thức hóa học của hóa chất là C19H38N2O3.
Tác hại
Mối nguy hiểm chính của cocamidopropyl betaine với con người là nó có khả năng gây kích ứng cho da và mắt khi tiếp xúc trực tiếp. CAPB cũng có thể gây dị ứng với một số người. Đã có rất nhiều trường hợp dị ứng liên quan đến CAPB. Hợp chất hóa học này được Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ bầu chọn là Chất gây dị ứng năm 2004.
Triclosan
Triclosan, đôi khi còn được gọi là TCS, là một chất kháng khuẩn và kháng nấm. Được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, xà phòng, chất tẩy rửa. Công thức hóa học của triclosan là C12H7Cl3O2. Hóa chất này được phát triển vào những năm 1960. Triclosan được sử dụng như một trong những hóa chất kháng khuẩn chính. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9 năm 2017, FDA cấm sử dụng triclosan vì hiệu quả thấp trong việc chống lại vi khuẩn.
Tác hại
Triclosan có thể tích lũy trong các tế bào và giữ độc tính trong cơ thể con người. Mối nguy hiểm chính của triclosan là chất này có thể gây kích ứng cho mắt, phổi và da. Thêm vào đó, triclosan có thể gây ra sự gián đoạn nội tiết. Hơn nữa, triclosan cũng có thể gây độc tính cho hệ thống cơ quan.
Do có hiệu quả thấp trong việc chống lại vi khuẩn và nấm, triclosan có thể làm vi khuẩn tăng khả năng miễn dịch với kháng sinh. Nói cách khác, triclosan có thể giúp vi khuẩn trở nên mạnh hơn đến một mức độ nào đó. Vì vậy vi khuẩn có thể tồn tại trong hệ thống miễn dịch và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Polysorbate
Polysorbate là một nhóm chất nhũ hóa có nguồn gốc từ ethoxylated sorbitan ester hóa với axit béo. Chất lỏng này được sử dụng trong mỹ phẩm, chế biến thực phẩm và dược phẩm. Polysorbate được sử dụng như là một dung môi để hòa tan hương thơm hoặc các chất phụ gia dầu khác.
Tác hại
Khi sử dụng polysorbate có thể để lại dư lượng trên da. Điều này gây mất cân bằng độ pH và phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Plosorbate có thể gây kích ứng với một vài người có làn da nhạy cảm. Do đó nên cẩn thận trong việc sử dụng polysorbate.
Xem thêm:
Top 7 hóa chất công nghiệp độc hại trong kem đánh răng
Polyetylen Glycol (PEG)
PEG là một hợp chất polyether có tên gọi khác là polyethylen (PEO) hoặc polyoxyetylen (POE). PEG được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ứng dụng trong y tế đến các ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực y tế, PEG được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, protein trị liệu, tá dược và nhiều loại khác. PEG cũng là thành phần trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Như dầu gội, dầu xả, xà phòng, kem đánh răng và các sản phẩm khác.
Tác hại
Một số nghiên cứu cho thấy PEG chứa nồng độ dioxin nguy hiểm. Dioxin được tìm thấy như một sản phẩm phụ của quá trình ethoxyl hóa trong quá trình sản xuất. Dioxin có liên kết trực tiếp đến sự phát triển bênh ung thư. Nói cách khác, PEG có thể gây hại gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Kali Sorbate
Kali sorbate có công thức hóa học là C6H7KO2, tồn tại tinh thể màu trắng có mùi. Hóa chất này hòa tan trong nhiều dung môi với mức độ hòa tan khác nhau. Chủ yếu tan trong ethanol hoặc propylene glycol, ít tan trong acetone, tan rất ít trong cloroform, ether hoặc dầu ngô và không tan trong benzen.
Các nhà máy sản xuất kali sorbate bằng cách trung hòa axit sorbic với một hợp chất hóa học khác là kali hydroxit. Kali sorbate là một hóa chất tổng hợp phổ biến được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Các ứng dụng khác của kali sorbate bao gồm ứng dụng trong sản phẩm cá nhân, như dầu gội đầu và nhiều sản phẩm khác. Trong dầu gội, kali sorbate được sử dụng như một chất bảo quản.
Tác hại
Mối nguy hiểm chính của kali sorbate là kích ứng da khi tiếp xúc qua các sản phẩm có thành phần là kali sorbate. Hợp chất này cũng gây độc tính ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn bị kích ứng với kali sorbate, nên tránh sử dụng kali sorbate và các sản phẩm chứa thành phần này.
Phenoxyethanol
Phenoxyethanol là chất bảo quản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ các sản phẩm trong ngành mỹ phẩm đến các loại dược phẩm. Phenoxyethanol cũng được sử dụng như một chất giữ mùi hương, thuốc chống côn trùng, sát trùng. Tên IUPAC của hóa chất này là 2-Phenoxyethanol. Công thức hóa học phenoxyethanol là C8H10O2. Chất lỏng nhờn không màu này có hương thơm nhẹ. Phenoxyethanol chủ yếu hòa tan trong dung môi kiềm, dietyl ete hoặc chloroform. Phenoxyethanol được sản xuất từ quá trình tổng hợp Williamson.
Tác hại
Một số nghiên cứu cho thấy phenoxyethanol có thể gây kích ứng cho mắt, phổi hoặc da. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây viêm da tiếp xúc và nôn mửa.
Xem thêm:
Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 1)
5 công dụng hàng đầu của axit axetic