Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Danh sách 30 hóa chất công nghiệp cấm sử dụng (phần 1)

5/5 - (3 bình chọn)

Ngành công nghiệp hóa chất có hàng ngàn hóa chất được sử dụng. Có nhiều loại hóa chất có ích phục vụ trong nghiệp nghiệp, một số loại hóa chất gây hại cho con người. Thế giới đã cấm một số hóa chất độc hại vì độ nguy hiểm của chúng. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới môi trường và xã hội. Vì vậy nên tìm hiểu rõ các hóa chất độc hại này để lựa chọn được sản phẩm an toàn. Dưới đây là danh sách 30 hóa chất độc hại thế giới cấm sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp.

Thủy ngân oxit

Oxit thủy ngân còn được viết là oxit thủy ngân (II) hoặc oxit thủy ngân. Hợp chất này là một thành phần hóa học có màu đỏ hoặc màu cam, không mùi. Oxit thủy ngân có công thức hóa học là HgO, tồn tại dạng rắn hoặc lỏng. Oxit thủy ngân là thành phần sử dụng trong một số loại pin, thuốc khử trùng và thuốc diệt nấm. Ngoài ra, oxit thủy ngân là nguồn cung cấp thủy ngân chính.

Khi đun nóng nhẹ oxit thủy ngân phân hủy thành kim loại thủy ngân và oxit. Oxit thủy ngân là hóa chất rất độc hại cho con người và môi trường. Hóa chất này có khả năng gây kích ứng mắt, bỏng da nặng và tổn thương thận, có thể dẫn đến suy thận. Các triệu chứng ngộ độc oxit thủy ngân là đau bụng, tiêu chảy ra máu, khó thở, loét miệng, sưng họng, sốc và có thể nôn ra máu.

Thủy ngân oxit là hóa chất độc hại  có màu cam hoặc màu đỏ cấm sử dụng

Thủy ngân oxit là hóa chất độc hại có màu cam hoặc màu đỏ cấm sử dụng

Thủy ngân clorua

Thủy ngân clorua là một hợp chất hóa học còn được gọi là calomel, với công thức hóa học Hg2Cl2. Thủy ngân clorua là một chất rắn không mùi, màu trắng hoặc hơi vàng trắng. Hóa chất này là một thành phần phổ biến trong điện hóa, đặc biệt trong các điện cực tham chiếu.

Thủy ngân clorua có khả năng gây ung thư khi xâm nhập vào cơ thể con người. Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân clorua là kích ứng da, mắt, kích ứng đường hô hấp như gây khó thở, hen suyễn. Khi thải ra môi trường, thủy ngân clorua gây ngộ độc các loài sinh vật biển trong thời gian dài.

Các hợp chất thủy ngân alkyl

Các hợp chất thủy ngân alkyl có một công thức hóa học chung là Hg. Các hợp chất này được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm. Ví dụ như hàng dệt, da, giấy hoặc bột giấy và chất diệt nấm.

Là hóa chất cấm sử dụng, các hợp chất thủy ngân alkyl vẫn gây hại tới sức khỏe con người và môi trường

Là hóa chất cấm sử dụng, các hợp chất thủy ngân alkyl vẫn gây hại tới sức khỏe con người và môi trường

Các hợp chất thủy ngân alkyl có thể gây ngộ độc thủy ngân cho con người. Các chất này gây rối loạn cơ thể, giảm thị lực và thính giác, suy giảm trí tuệ. Điều này xảy ra ở vịnh Minimata, Nhật Bản vào năm 1953 khi 111 người chết hoặc bị thương nặng sau khi ăn cá từ vịnh bị ô nhiễm thủy ngân. Một thảm họa khác liên quan đến thủy ngân methyl là ở Iraq năm 1971 sau khi mọi người ăn ngũ cốc được xử lý. Tinh luyện vàng bằng quá trình hỗn hống làm ô nhiễm nước, trầm tích và sinh vật phù du.

Các hợp chất thủy ngân alkyl và aryl

Các hợp chất thủy ngân alkyl và aryl là hợp chất hóa học thuộc họ hợp chất thủy ngân hữu cơ. Các chất này từng được sử dụng rộng rãi như thuốc sát trùng, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Cho đến khi người ta phát hiện ra rằng các hợp chất thủy ngân alkyl và aryl độc hại và nguy hiểm cho con người.

Các hợp chất thủy ngân alkyl và aryl có thể gây ngộ độc thủy ngân. Trong đó thủy ngân được tích lũy trong hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương thần kinh ở vỏ giác quan. Tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn thương phổi và thận.

Xem thêm:

Lịch sử ngành công nghiệp hóa chất

Ba xu hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 1)

Endrin

Endrin là một hóa chất công nghiệp được sản xuất vào năm 1950 bởi Shell và Velsicol Chemical Corporation. Với mục đích sử dụng  là thuốc diệt côn trùng, diệt chuột và cũng là thuốc diệt côn trùng. Endrin có công thức hóa học là C12H8Cl6O, không màu, không mùi. Hợp chất này có khả năng gây ngộ độc cho hệ thống thần kinh trung ương. Các triệu chứng có thể xảy ra do ngộ độc endrin là đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, nhầm lẫn, buồn nôn, nôn và co giật. Một số triệu chứng này có thể tiếp tục trong vài tuần sau khi tiếp xúc với liều cao endrin.

Endrin không hòa tan tốt trong nước mà bám vào các trầm tích đáy. Sự tồn tại của endrin trong môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa phương. Endrin cũng có thể bị phá vỡ do tiếp xúc với nhiệt độ cao để tạo thành endrin ketone và endrin aldehyd. Các hợp chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gan ở động vật gặm nhấm.

Chlordane

Chlordane (hay chlordan) là một nhóm các hợp chất hóa học có công thức C10H6Cl8. Chlordane được Julies Hyman phát hiện vào năm 1940. Chlordane là chất lỏng không màu, nhớt và hơi cay.

Chlordane là hóa chất công nghiệp đã bị cấm từng sử dụng trong thuốc trừ sâu

Chlordane là hóa chất công nghiệp đã bị cấm từng sử dụng trong thuốc trừ sâu

Chlordane là hóa chất cấm sử dụng có khả năng gây ung thư tiềm tàng, suy giảm nhận thức, béo phì, ung thư tinh hoàn. Hóa chất độc hại này ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và gan. Nuốt phải một lượng lớn chlordane có thể gây co giật dãn đến tử vong. Tiếp xúc với hóa chất có thể xảy ra các triệu chứng rối loạn. Đau đầu, kích thích, rối loạn thị lực, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và vàng da.

Các phân tử chlordane bám mạnh vào các hạt ở các lớp đất trên trong thời gian dài. Chúng không có khả năng xâm nhập vào nước ngầm. Trong nước, chlordane bám vào trầm tích, cột nước và một số bị mất do bay hơi. Chlordane biến đổi tích tụ trong cá, chim và động vật có vú. Chlordane tồn tại trong môi trường, thực phẩm, không khí, nước và đất.

Dieldrin

Danh sách tiếp theo của các hóa chất bị cấm là dieldrin, một loại organochloride. Được tạo bởi J. Hyman & Co, Denver vào năm 1948 ban đầu nhằm mục đích là một loại thuốc trừ sâu. Dieldrin được tạo ra bởi phản ứng Diels-Alder.Tiếp xúc với dieldrin có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Bao gồm ung thư vú, tổn thương hệ thống sinh sản, hệ thần kinh và gây rối loạn nội tiết.

Xem thêm:

Hóa chất Violet là gì? Ứng dụng như thế nào?

Hóa chất công nghiệp glycerine là gì? Sử dụng để làm gì?

Hóa chất công nghiệp độc hại và An toàn hóa chất

DDT

DDT là từ viết tắt của dichlorodiphenyltricholoethane. Là một loại organochlorine không vị, không màu, gần như không mùi. DDT được tổng hợp vào năm 1874 để kiểm soát bệnh sốt rét và sốt phát ban. Sau đó, con người sử dụng nó như một loại thuốc trừ sâu nông nghiệp.

Đến năm 1939, nhà hóa học Paul Hermann Muller phát hiện ra rằng DDT rất có hại cho môi trường. Vì vậy, hóa chất DDT bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia. DDT có thể gây thiệt hại cho đất và hệ thống môi trường liên quan khác. Vì vậy, DDT cũng ảnh hưởng tới sự sống của thực vật. Đối với một con người, DDT hoạt động như một chất gây rối loạn nội tiết và có thể gây ung thư.

Aldrin

Aldrin là chất rắn không màu có công thức hóa học là C12H8Cl6, ít tan trong nước. Trước năm 1970, aldrin được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu. Nhà khoa học cấm sử dụng Aldrin vì đây là hóa chất gây ung thư tiềm năng cho con người. Hóa chất này tích lũy trong mô mỡ gây ra hàng loạt vấn đề rối loạn trong cơ thể. Đau đầu, chóng mặt và rối loạn tiêu hóa và gây ra chứng động kinh. Hóa chất này gây kích ứng cho động vật tiếp xúc phải. Đối với môi trường, aldrin phản ứng tạo thành hóa chất khác gây hại hơn.

Ngộ độc Aldrin gây rối loạn tiêu hóa cùng hàng loạt triệu chứng khác

Ngộ độc Aldrin gây rối loạn tiêu hóa cùng hàng loạt triệu chứng khác

HCH

HCH là từ viết tắt của hexachlorocyclohexane hoặc gọi là benzen hexachloride. HCH đã từng là hóa chất sử dụng làm thuốc trừ sâu trước khi bị cấm. HCH được tìm thấy trong đất và nước mặt tại các vị trí chất thải nguy hại. HCH rất độc đối với con người. Nếu nuốt phải, HCH có thể gây co giật, thấm chí tử vong. Ở người, hít phải lượng độc HCH có thể dẫn đến rối loạn máu, chóng mặt, đau đầu và thay đổi nồng độ hormone giới tính trong máu.

Trong không khí, các dạng HCH khác nhau có thể xuất hiện dưới dạng hơi hoặc gắn với các hạt nhỏ như đất và bụi. Các hạt có thể được loại bỏ khỏi không khí do mưa hoặc bị phân hủy bởi các hợp chất khác có trong khí quyển. HCH có thể tồn tại trong không khí trong thời gian dài tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Trong đất, trầm tích và nước, HCH bị phân hủy thành các chất ít độc hơn bởi tảo, nấm và vi khuẩn. Nhưng quá trình này có thể mất nhiều thời gian.

Xem thêm:

Top 7 hóa chất công nghiệp độc hại trong kem đánh răng

Phân loại hóa chất xử lý ô nhiễm nước

Danh sách 30 hóa chất công nghiệp cấm sử dụng (phần 2)