Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Top 7 hóa chất công nghiệp độc hại trong kem đánh răng

5/5 - (3 bình chọn)

Vệ sinh răng miệng đã trở thành một trong những bước chăm sóc cá nhân cơ bản nhất. Con người sử dụng kem đánh răng để vệ sinh răng miệng. Kem đánh răng là sản phẩm cần thiết nhất trong phòng tắm của mọi gia đình. Tuy nhiên, không nhiều người thắc mắc về thành phần hóa chất trong kem đánh răng. Hầu hết mọi người quyết định tin tưởng vào sản phảm của thương hiệu uy tín. Kem đánh răng, giống như các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân khác, có thể chứa hóa chất độc hại. Nhiều hóa chất có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Chúng còn là nguyên nhân gây ra các căn bệnh đáng sợ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bài viết này đề cập đến các hóa chất có hại trong kem đánh răng bạn nên biết.

Xem thêm:

Hóa chất công nghiệp độc hại và An toàn hóa chất

Top 6 hóa chất tẩy rửa độc hại bạn nên tránh

Hóa chất tẩy rửa độc hại cần chú ý khi sử dụng

Hóa chất công nghiệp Triclosan

Trong kem đánh răng, hóa chất này có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Triclosan có lợi ích tích cực giúp răng miệng tránh được vấn đề viêm nướu. Ngoài ra, triclosan có khả năng tẩy sạch mảng bám, bảo vệ răng lợi.

Triclosan có liên quan đến vấn đề kháng kháng sinh và nội tiết. Chất này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho trẻ em. Ví dụ như dậy thì sớm ở trẻ em gái và các vấn đề về tinh hoàn ở trẻ em trai.

Triclosan là nguyên nhân gây ra những rủi ro tiềm ẩn khác. Bao gồm phá vỡ một số tế bào tín hiệu trong não, tim và các tế bào khác. Triclosan có thể làm tăng nguy cơ tiến triển ung thư vú. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người sử dụng kem đánh răng có thành phần là tricolosan sẽ có nồng độ triclosan trong nước tiểu cao gấp năm lần so với những người không sử dụng.

Triclosan là hóa chất công nghiệp độc hại gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe

Triclosan là hóa chất công nghiệp độc hại gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe

Sodium Lauryl Sulfate hoặc SLS

Sodium Lauryl Sulfate hoặc SLS là thành phần được liệt kê trong danh mục hóa chất hoạt động bề mặt. Hầu hết các loại kem đánh răng có chứa các hóa chất hoạt động bề mặt để tạo bọt. Có thể kể đến sodium lauryl sulfate (SLS), sodium lauryl ether sulfate (SLES) hoặc sodium laureth sulfate.

SLS phá vỡ các phân tử phospholipid trên bề mặt lưỡi. Vì vậy vị giác sẽ thay đổi ngay sau khi đánh răng. SLS cũng có liên quan đến các vấn đề kích ứng da và lở loét. Những người có vấn đề về vết loét miệng nên sử dụng kem đánh răng không có SLS.

Vấn đề của hóa chất này chính là trong quá trình sản xuất. SLS có thể bị nhiễm 1,4 dioxane là tác nhân gây ung thư. Quá trình sản xuất SLS cũng có thể giải phóng hợp chất gây ung thư ra môi trường. Nếu lây nhiễm vào môi trường, SLS sẽ gây hại cho sinh vật biển và ôn nhiêm môi trường.

Fluoride

Fluoride trong kem đánh răng thực sự có tác dụng có lợi cho răng. Flouride tạo thành lớp fluorapatite trên răng người với độ dày sáu nanomet. Lớp fluorapatite có khả năng bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và tác nhân bất lợi gây sâu răng.

Kem đánh răng chưa Fluoride là nguồn cung cấp Fluoride cao nhất ở trẻ em

Kem đánh răng chưa Fluoride là nguồn cung cấp Fluoride cao nhất ở trẻ em

Kem đánh răng có chứa fluoride là nguồn cung cấp fluoride cao nhất ở trẻ em. Hóa chất này là nguyên nhân chính của vấn đề fluorosis răng. Điều này xảy ra bởi vì trẻ em có xu hướng nuốt kem đánh răng khi sử dụng. Nuốt fluoride không tốt cho sức khỏe và là nguyên nhân gây ra một số bệnh.

Fluoride là hóa chất độc hại lây nhiễm vào các mô trong cơ thể. Theo thời gian,fluoride phá hủy các enzyme và gây ra các vấn đề về thần kinh và nội tiết.

Hóa chất tạo ngọt nhân tạo

Một thành phần khác thường được sử dụng trong kem đánh răng là hóa chất tạo ngọt nhân tạo. Một trong những ví dụ phổ biến của chất tạo ngọt nhân tạo là aspartame. Hóa chất này có chứa axit aspartic và phenylalanine. Vì vậy khi sử dụng kem đánh răng có thành phần aspartame mang lại vị ngọt.

Liên kết hóa học của phenylalanine methyl được gọi là liên kết methyl ester. Liên kết này rất yếu tạo cơ hội cho nhóm methyl bị phá vỡ và tạo ra dạng metanol. Như chúng ta đã biết methanol là hóa chất có hại cho cơ thể con người. Sử dụng kem đánh răng chứa methanol làm tích lũy chất này trong cơ thể. Đến một lượng nhất định, methanol sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng. Điển hình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về tai, tê, viêm thần kinh và gây rối loạn các cơ quan.

Xem thêm:

10 lưu ý an toàn khi sử dụng hóa chất tẩy rửa

Top 3 thay đổi sử dụng hóa chất vệ sinh bếp an toàn

Mẹo sử dụng hydrogen peroxide an toàn

Propylene Glycol

Propylene glycol là dầu khoáng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Propylene glycol có mặt trong các loại sơn, menvà khử mùi công nghiệp. Trong khi công nghiệp dược phẩm, propylene glycol được sử dụng trong nhiều ứng dụng. Bao gồm cả trong kem đánh răng.

Trong kem đánh răng, hóa chất này được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt. Như SLS, propylene glycol cũng là hóa chất có vai trò tạo bọt trong kem đánh răng. Hóa chất độc hại này có nguy cơ gây kích ứng da, phổi và mắt. Propylene glycol có thể gây nhiễm độc cho các cơ quan trong cơ thể.

Propylene Glycol là hóa chất hoạt động bề mặt giúp tạo bọt cho kem đánh răng

Propylene Glycol là hóa chất hoạt động bề mặt giúp tạo bọt cho kem đánh răng

Diethanolamine (DEA)

Diethanolamine hoặc DEA là hóa chất gây rối loạn nội tiết tố. Hợp chất này được sử dụng nhiều trong kem đánh răng để tạo bọt. DEA có thể phản ứng với các chất khác để tạo ra hợp chất gây ung thư có tên là N-nitrosodiethanolamine hoặc NDEA. NDEA này có thể lây nhiễm qua da để gây ung thư dạ dày, gan, bàng quang và thực quản.

DEA là hóa chất độc hại rất nguy hiểm cho con người. DEA chứa chất độc có thể tấn công các cơ quan, gây kích ứng và ung thư. Hóa chất này cũng được liệt kê là chất gây ung thư có thể có của Cơ quan Bảo vệ Môi trường California.

Vi hạt nhựa (Microbead)

Microbead là hóa chất công nghiệp độc hại ảnh hưởng tới môi trường

Microbead là hóa chất công nghiệp độc hại ảnh hưởng tới môi trường

Microbead là hóa chất có hại tiếp theo trong kem đánh răng. Bạn có thể tìm thấy hóa chất này trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Microbead có các hạt nhựa nhỏ có thể gây nguy hiểm cho môi trường. Sau khi sử dụng kem đánh răng chưa microbead, hóa chất này sẽ đi qua hệ thống thoát nước cho đến nhà máy xử lý nước thải.

Microbead có thể hấp thụ độc tố từ nước. Trong môi trường, các microbead độc hại này có thể gây ô nhiễm sinh vật biển. Các độc tố tích lũy trong cơ thể khi con người sử dụng sinh vậ nhiễm độc làm thực phẩm. Ngoài ra, kem đánh răng có chứa microbead có thể gây ra bệnh nướu răng.

Là một người tiêu dùng, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa thành phần gây hại cho sức khỏe. Trước khi lựa chọn sản phẩm sử dụng, nên ưu tiên các sản phẩm không chứa thành phần gây hại.

Xem thêm:

Ba xu hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Top 13 hóa chất vệ sinh không độc hại từ bếp

Top 10 hóa chất công nghiệp mỹ phẩm độc hại