Top 3 thay đổi sử dụng hóa chất vệ sinh bếp an toàn
Hóa chất tẩy rửa là sản phẩm không thể thiếu trong mọi gia đình. Con người sử dụng hóa chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt đồ gia dụng. Hóa chất tẩy rửa giúp đỡ con người rất nhiều trong quá trình dọn dẹp để giữ môi trường sống sạch sẽ. Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa khiến con người gặp phải nhiều rủi ro. Dưới đây là một số biện pháp thay thế phổ biến cân nhắc khuyên dùng.
Hóa chất tẩy rửa
Những tác hại hóa chất tẩy rửa
Nên cân nhắc lựa chọn của mình vì các sản phẩm này có thể không an toàn như bạn nghĩ. Ngay cả xà phòng được dán nhãn là “tự nhiên” vẫn chứa các thành phần độc hại. Sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan, hệ thần kinh, gây dị ứng. Các sản phẩm bạn nên thận trọng hơn là chất tạo mùi, chất bảo quản và chất tẩy rửa bề mặt (nước rửa chén, lau kính,…).
Chất tạo mùi được tạo thành từ nhiều thành phần, đôi khi hàng trăm, không được liệt kê trên nhãn xà phòng. Bạn có nghĩ trong đó có chứa thành phần độc hại không? Làm thế nào để biết chúng chứa phthalates? Phthalates giúp tạo mùi hương lâu hơn nhưng lại không hề an toàn. Phtalates gây ung thư, tăng độc tính ảnh hưởng sinh sản và phát triển, gây rối loạn hormone.
Chất bảo quản bạn nên chú ý tiếp theo là parabens, methylisothiazolinone và methylchloroisothiazolinone. Chúng cũng gây rối loạn hormone, kích ứng, tăng độc tính gây hại phổi và hệ thần kinh. Đặc biệt, tất cả đều là thành phần phổ biến trong xà phòng “tự nhiên”. Hạn chế sử dụng xà phòng chứa thành phần gây hại kể trên.
Sodium lauryl sulfate (SLS) cũng là một hóa chất gây hại. Ngoài chứa các chất bảo quản, một số loại xà phòng còn chứa Sodium lauryl sulfate. Sodium lauryl sufate là hóa chất hoạt động có tác dụng tẩy rửa bề mặt. Chất này có thể gây kích ứng mắt, phổi và da, gây nguy hiểm cho thủy sinh vật.
Có nhiều sản phẩm tẩy rửa hiện đại mang đến hiệu quả cao và không chứa thành phần độc hại trên. Nhưng sản phẩm đó lại chứa các thành phần như natri nitrat. Natri nitrat là một chất hoạt động với khả năng tẩy rửa bề mặt cao nhưng lại gây ô nhiễm đại dương. Đối với con người, natri nitrat gây một loạt các mối quan tâm về sức khỏe như ung thư và khả năng sinh sản.
Xem thêm:
Hóa chất tẩy rửa là gì? Các loại hóa chất tẩy rửa thường gặp
Biện pháp thay thế: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc hóa chất an toàn cho sức khỏe
Để chọn một sản phẩm an toàn hơn, điều quan trọng nhất bạn có thể làm bây giờ là bỏ qua những hóa chất gây hại. Ngay cả nước hoa, chất tẩy rửa chứa thành phần đã cảnh báo ở trên. Bạn có thể tham khảo biện pháp sau.
Nên cân nhắc về việc chọn chất tẩy rửa tự nhiên để thay thế. Đối với việc cọ rửa, nên chọn sản phẩm có thành phần không độc hại. Dầu olive, tinh dầu chanh, giấm, baking soda là những lựa chọn thay thế tuyệt vời. Chỉ cần một vài giọt tinh dầu, thêm giấm pha loãng là bạn đã có một sản phẩm làm sạch bề mặt an toàn.
Hóa chất tẩy rửa sàn
Những tác hại của hóa chất tẩy rửa sàn
Việc giữ cho sàn nhà sạch sẽ thật sự không dễ dàng với gia đình có trẻ nhỏ. Đồ đạc bừa bộn, vệt bút màu ở khắp nơi, sàn nhà đầy dấu chân. Các sản phẩm lau dọn phổ biến luôn có hiệu quả cao. Mặt khác chúng cũng chứa nhiều thành phần độc hại. Một hóa chất gây hại khác đó là siloxanes.
Siloxanes là thành phần gây ra một loạt các tác hại. Siloxanes ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rối loạn hormone, tác động xấu tới hệ thần kinh và các vấn đề miễn dịch.
Các sản phẩm tẩy rửa lau sàn chứa các dung môi có độc tính cao, phá vỡ liên kết đất dễ dàng hơn. Tuy nhiên các sản phẩm này gây tác hại lớn tới sức khỏe người sử dụng. Chúng là nguyên nhân gây kích ứng da, rối loạn hô hấp và tăng nguy cơ ung thư.
Biện pháp thay thế: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, hóa chất an toàn
Baking soda và giấm là sự lựa chọn tuyệt vời để thay thế. Chỉ cần pha baking soda với một chút giấm loãng. Không độc hại, hiệu quả như thuốc tẩy, nhưng rất an toàn, không cần phải rửa lại.
Sử dụng loại tinh dầu tự nhiên cũng biện pháp tẩy rửa hiệu quả và an toàn:
- Baking soda, giấm và các loại tinh dầu tự nhiên: tinh dầu chanh, tinh dầu trà xanh,…
- Borax pha với nước.
- Xà phòng thực vật làm từ dầu olive, nước và kiềm.
Xem thêm:
Top 13 hóa chất vệ sinh không độc hại từ bếp
Khăn khử trùng bề mặt
Những tác hại của khăn khử trùng bề mặt
Khăn khử trùng bề mặt được sử dụng phổ biến để khử trùng bề mặt thiết bị trong y tế. Khăn khử trùng bề mặt là sản phẩm mới vẫn khá xa lạ với một số người. Có nhiều gia đình đã sử dụng sản phẩm này như sản phẩm gia dụng cần thiết. Không thể phủ nhận lợi ích của sản phẩm này. Chúng được sử dụng để lau dọn đồ gia dụng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh có hại bám trên đồ đạc.
Trong khăn khử trùng chứa nhiều thành phần gây hại. Hợp chất amoni bậc bốn (QUAT) và các hợp chất ethanolamine (DEA, MEA, TEA) là nguyên nhân gây kích ứng da và hen suyễn.
Biện pháp thay thế: Chất tẩy rửa không độc hại
Sử dụng chất tẩy rửa đa năng không chất tạo mùi, chất bảo quản hoặc chất làm sạch bề mặt. Có rất nhiều thương hiệu kinh doanh các sản phẩm tự nhiên không độc hại phổ biến.
Cũng có thể sử dụng những nguyên liệu ngay trong nhà bếp của bạn để khử trùng. Nước muối sinh lý, cồn, thuốc tím hay dung dịch hydro peoxit đều mang lại hiệu quả cao.
Hy vọng những gợi ý thay thế trên giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp và tránh được những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình.
Xem thêm:
Hóa chất tẩy rửa dầu mỡ và lưu ý khi sử dụng