Hóa chất công nghiệp độc hại là gì?
Hóa chất công nghiệp độc hại (Toxic Industrial Chemicals – TICs) là gì?
Hóa chất công nghiệp độc hại là các hóa chất công nghiệp được sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng trên toàn thế giới. Hóa chất công nghiệp độc hại có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn. Hóa chất công nghiệp độc hại có thể là mối nguy hiểm hóa học. Ví dụ: chất gây ung thư, nguy cơ về sinh sản, chất ăn mòn hoặc tác nhân ảnh hưởng đến phổi hoặc máu. Các hóa chất này có các nguy cơ vật lý như dễ cháy, nổ hoặc phản ứng.
Xem thêm:
Top 6 hóa chất tẩy rửa độc hại bạn nên tránh
Một số quy định hóa chất công nghiệp độc hại
Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các mức độ phơi nhiễm nghề nghiệp dành cho người lao động đối với nhiều loại hóa chất độc hại. Ví dụ OSHA thiết lập mức độ phơi nhiễm nghề nghiệp để xác định mức độ tiếp xúc với người lao động với nhiều hóa chất công nghiệp độc hại.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đang đề xuất Cấp độ Hướng dẫn Tiếp xúc Cấp tính (AEGLs). Quy định này mô tả sự nguy hiểm của hóa chất đối với con người do tiếp xúc ngắn hạn. Nhiều tổ chức khác có khuyến nghị phơi nhiễm nghề nghiệp. Đặc biệt là Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp Mỹ (ACGIH) và Hiệp hội vệ sinh công nghiệp Mỹ (AIHA).
Tổ chức OSHA
Đối với các nhà sử dụng lao động: Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSH Act) yêu cầu người sử dụng lao động tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. Cụ thể, nhân viên được cung cấp đầy đủ thiết bị phòng chống các nguy cơ được đánh giá là có khả năng gây tử vong hoặc gây tổn hại người lao động.
Luật OSH Act quy định phòng ngừa và ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp đối với từng loại hóa chất. Dựa trên các thông tin hiện có cũng như các quy định, tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại.
Phân loại một số các loại hóa chất công nghiệp dựa trên đặc tính độc hại
Hóa chất công nghiệp độc hại có thể là mối nguy hiểm hóa học. Ví dụ: chất gây ung thư, nguy cơ sinh sản, chất ăn mòn hoặc tác nhân ảnh hưởng đến phổi hoặc máu. Các chất này cũng chứa các nguy cơ vật lý. Ví dụ: dễ cháy, nổ hoặc phản ứng. Bảng sau liệt kê các hóa chất công nghiệp độc hại phổ biến nhất theo thông tin mức độ nguy hiểm của chúng.
Phân loại hóa chất công nghiệp dựa trên mức độ đọc hại theo MSDS của từng chất |
||
Mức độ độc tính Cao |
Mức độ độc tính Trung bình |
Mức độ độc tính Thấp |
Amonia | cyanohydrin | Đồng phân của isothiocy |
Arsine | Acrolein | Arsenic tricloride |
Boron tricholoride | Acrylonitrile | Bromine |
Boron trifluoride | Đồng phân Alcohol | Bromine chloride |
Carbon disulfide | Đồng phân Amine | Bromine pentafluoride |
Chlorine | Đồng phân Chlorocarbonate | Bromine trifluoride |
Diborane | Boron tribromide | Carbonyl fluoride |
Ethylene oxide | Carbon monoxide | Chlorine pentafluoride |
Fluorine | Carbonyl sulfide | Chlorine trifluoride |
Formaldehyde | Chloroacetone | Chloroacetaldehyde |
Hydrogen bromide | Chloroacetonitrile | Chloroacetyl chloride |
Hydrogen chloride | Chlorosulfonic acid | Crotonaldehyde |
Hydrogen cyanide | Diketene | Cyanogen chloride |
Hydrogen fluoride | 1,2-Dimethylhydrazine | Dimethyl sulfate |
Hydrogen sulfide | Hydrogen sulfide | Diphenylmethane-4.4′-diisocyanate |
Nitric acid (dạng khói) | Hydrogen selenide | Ethyl chlroroformate |
Phosgene | Methanesulfonyl chloride | Ethyl chlorothioformate |
Phosphorus trichloride | Methyl bromide | Ethyl phosphonothioic dichloride |
Sulfer dioxide | Methyl chloroformate | Ethyl phosphonic dichloride |
Sulfuric acid | Methyl chlorsosilane | Ethyleneimine |
Vonfram hexafluoride | Methyl hydrazine | Hexachlorocyclopentadiene |
Methyl isocyanate | Hydrogen iodide | |
Methyl meraptan | Iron pentacarbonyl | |
Nitrogen dioxide | Isobutyl chloroformate | |
Phosphine | Isopropyl isocyanate | |
Phosphorus oxychloride | n-Butyl chloroformate | |
Phosphorus pentafluoride | n-Butyl isocyanate | |
Selenium hexafluoride | Nitric oxide | |
Silicon tetrafluoride | n-Propyl chloroformate | |
Stibine | Parathion | |
Sulfer trioxide | Perchloromethyl mercaptan | |
Sulfuryl fluoride | sec-Butyl chloroformate | |
Tellurnium hexafluoride | Tyre-Butyl isocyanate | |
n-Octyl mercaptan | Tetraethyl Chì | |
Titanium tetrachloride | Teraethyl pyroposphate | |
Tricholoroacetyl chloride | Tertramethyl Chì | |
Trifluoroacetyl chloride | Toluene 2.4-diisocyanate | |
Toluene 2.6-diisocyanate |
Nguồn: Hướng dẫn lựa chọn thiết bị khử trùng hóa học và sinh học cho những người ứng cứu khẩn cấp đầu tiên. National Institute of Justice Guide 103-00 (Tập I). Sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp cung cấp thông tin về việc lựa chọn, sử dụng thiết bị khử trùng hóa học và sinh học cho các ứng dụng khác nhau.
Xem thêm:
3 cách xử lý hóa chất công nghiệp phổ biến nhất
Phát hiện và xác định các hóa chất công nghiệp độc hại (TICs)
Một lượng lớn hóa chất công nghiệp độc hại (TIC) và vật liệu công nghiệp độc hại (TIM) được lưu trữ và vận chuyển trên khắp thế giới hằng ngày. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho toàn bộ môi trường. Các tác động nguy hại do cố ý hoặc vô ý gây tai nạn có thể hậu quả nghiêm trọng.
Giám sát đầy đủ đảm bảo an toàn hóa chất là rất cần thiết. Do sự phong phú của các hợp chất khác nhau hiện diện ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Các ma trận phức tạp mà các sản phẩm hóa học này có thể tồn tại. Việc phát hiện và xác định TIC đưa ra thách thức cho các nhà phân tích.
Nhãn dán biểu hiện hóa chất độc hại
Cần chú ý gì đối với các hóa chất độc hại
Do sự đa dạng tính chất của các hợp chất và trạng thái tồn tại của chất đó. Mỗi hóa chất được cấp và sử dụng luôn đi kèm Bảng an toàn hóa chất (MSDS). Điều đó giúp cho người sử dụng/người sở hữu hóa chất thực hiện đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó có thể ứng phó khi xảy ra các sự cố không mong muốn đối với hóa chất.
Xem thêm:
Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 1)