Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Top 6 hóa chất tẩy rửa độc hại bạn nên tránh

5/5 - (5 bình chọn)

Hóa chất tẩy rửa độc hại có phải là thật hay không? Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu các sản phẩm hóa chất công nghiệp mà hàng ngày bạn và gia đình luôn tiếp xúc có an toàn như bạn nghĩ? Các nghiên cứu cho thấy một số thành phần trong các sản phẩm tẩy rửa rất độc hại với sinh vật. Vậy các thành phần này là gì và ảnh hưởng gì? Bài viết sau đây sẽ mang đến bạn các thông tin này cũng biện pháp thay thế hữu ích.

Hóa chất tẩy rửa độc hại là gì?

Hóa chất tẩy rửa độc hại cũng là một loại hóa chất công nghiệp. Hóa chất tẩy rửa độc hại cũng được sản xuất với mục đích vệ sinh bề mặt sàn. Vật liệu. “Độc hại” ở đây có ý nghĩa nhắc đến các thành phần độc hại với sức khỏe con người. Các thành phần thường được thêm một cách cố ý để đảm bảo hiệu quả nào đó của hóa chất tẩy rửa.

Xem thêm:

Hóa chất tẩy rửa độc hại cần chú ý khi sử dụng

10 lưu ý an toàn khi sử dụng hóa chất tẩy rửa

3 cách xử lý hóa chất công nghiệp phổ biến nhất

Các chất tẩy rửa có chứa thành phần độc hại này thường đi kèm với các khuyến cáo sử dụng và chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nếu mọi biện pháp tẩy rửa an toàn khác là không đạt yêu cầu.

Hóa chất tẩy rửa độc hại là sản phẩm có hiệu quả làm sạch rất cao

Hóa chất tẩy rửa độc hại là sản phẩm có hiệu quả làm sạch rất cao

Những ảnh hưởng của hóa chất tẩy rửa độc hại

Trong thời gian dài gần đây, vấn đề sử dụng hóa chất độc hại trong việc bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm kém chất lượng luôn được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy còn các sản phẩm tẩy rửa mà mọi gia đình đang sử dụng hàng ngày có thật sự an toàn? Tổ chức từ thiện y tế của Anh Allergy UK cho biết cứ 3 người có 1 người bị dị ứng hoặc hen suyễn. 25% trong số đó bị ảnh hưởng bởi hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa tại gia đình.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Bergen ở Na Uy được công bố trên tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, khảo sát hơn 6000 người trong vòng 20 năm và phát hiện những người phụ nữ làm công việc vệ sinh hoặc thường xuyên sử dụng sản phẩm tẩy rửa đều bị suy giảm chức năng phổi tương đương với người hút 20 điếu thuốc lá một ngày trong 10 đến 20 năm.

Nghiên cứu cho thấy dung tích phổi giảm 4,3ml mỗi năm ở những người phụ nữ làm công việc vệ sinh ở nhà, giảm 7,1ml mỗi năm nếu họ làm việc cùng chất tẩy rửa. Bệnh hen suyễn cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và đặc biệt những người đàn ông đã tiếp xúc qua chất tẩy rửa lại không cho thấy sự suy giảm tương tự.

Giáo sư Tiến sĩ Cecile Svanes cho biết thuốc: “Hóa chất tẩy rửa rất có thể gây hại cho phổi của bạn. Các hạt hóa chất từ bình xịt tẩy rửa có thể vẫn còn trong không khí trong nhiều giờ sau khi làm sạch có thể đi sâu vào phổi, gây nhiễm trùng và lão hóa phổi”.

Xem thêm:

Hóa chất công nghiệp nguy hiểm là gì?

8 lưu ý an toàn khi sử dụng hoá chất

Các nhà khoa học cho rằng các hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa kích thích lớp màng nhầy ở phổi. Sự tích tụ và kích thích theo thời gian dẫn đến tổn thương lâu dài cho đường hô hấp.

Mặc dù không thể tránh tiếp xúc với hóa chất hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể giảm bớt tác hại của chất tẩy rửa bằng cách lựa chọn sản phẩm an toàn hơn để thay thế nếu có thể. Dưới đây là danh sách các hóa chất tẩy rửa độc hại phổ biến trong các sản phẩm tẩy rửa. Cuối mỗi sản phẩm là các khuyến nghị của chuyên gia về các phương án thay thế an toàn hơn.

Nhiều loại hóa chất tẩy rửa độc hại được bán trực tiếp đến người tiêu dùng

Nhiều loại hóa chất tẩy rửa độc hại được bán trực tiếp đến người tiêu dùng

Xem thêm:

An toàn hóa chất công nghiệp là gì?

Làm sao để lưu trữ hóa chất an toàn?

Mẹo sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn

Phthalates – Sử dụng trong nước hoa, bếp sạch hơn, máy làm mát không khí và đồ chơi trẻ em

Phthalates là gì?

Phthalates là một thành phần phổ biến được sử dụng để làm mềm và thêm tính linh hoạt cho các thành phần khác như nhựa.

Là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất được sử dụng trong hàng ngàn sản phẩm từ vệ sinh tại nhà, chăm sóc cá nhân, nước hoa và sản phẩm dành cho trẻ em đến các thiết bị y tế và sản xuất xe hơi,…

Cách Phthalates đi vào cơ thể

  • Ăn thực phẩm đóng gói trong hộp nhựa hoặc uống nước bị nhiễm phthalates. Nhai đồ chơi bằng nhựa vinyl mềm hoặc các sản phẩm được làm bằng phthalates.
  • Hít phải bụi trong phòng có rèm bằng nhựa, giấy dán tường và sàn có chứa phthalates.
  • Tiếp xúc với da bằng chạm hoặc sử dụng các sản phẩm được làm bằng phthalates.

Ảnh hưởng của Phthalates

Phthalates làm tổn hại gan, thận và hệ thống sinh sản trong các nghiên cứu trên động vật. Nghiên cứu của Centers for Disease Control and Prevention and the Harvard School of Public Health cho thấy phthalates làm giảm số lượng tinh trùng của nam giới.

Khuyến nghị biện pháp thay thế

Có thể lựa chọn sản phẩm hoàn toàn tự nhiên là các loại tinh dầu. Bạn cũng có thể tìm kiếm các sản phẩm nước hoa chiết xuất từ 100% hoa thiên nhiên thay thế. Ví dụ: chỉ với vài giọt tinh dầu oải hương làm cho quần áo của bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Triclosan trong thuốc rửa tay tay, xà phòng tay, kem đánh răng và chất khử mùi

Ứng dụng Triclosan

Triclosan thường được sử dụng như một chất kháng khuẩn trong các sản phẩm làm sạch.

Triclosan trong gel kháng khuẩn, kem đánh răng, nước súc miệng, chất khử mùi, mỹ phẩm và xà phòng.

Triclosan rất tốt cho việc vệ sinh nhưng việc lạm dụng sẽ đến một loạt các vấn đề sức khỏe và môi trường. Các ảnh hưởng này gây ảnh hưởng xấu đáng kể tới sinh vật biển. Việc sử dụng rộng rãi triclosan là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng vi khuẩn.

Biện pháp thay thế khuyến nghị

Có thể sử dụng dầu cây trà để làm sạch bề mặt an toàn hơn. Trộn một vài giọt dầu cây trà cùng một muỗng giấm với nước trong bình xịt và bạn có chất tẩy rửa đa năng mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

Amoniac trong sản phẩm tẩy rửa gia dụng, tẩy rửa đa năng và thuốc nhuộm tóc

Ứng dụng amoniac trong hóa chất tẩy rửa

Amoniac là một hóa chất chứa trong sản phẩm làm sạch được sử dụng cho các sản phẩm vệ sinh.

Ảnh hưởng của amoniac đến sức khỏe

Sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa nồng độ ammonia từ 3% ở các khu vực thông gió kém sẽ dẫn đến phơi nhiễm ammoniac. Ammoniac được xếp vào loại hóa chất có thể gây ô nhiễm môi trường mạnh. Nghiên cứu của Đại học Bergen cho biết: “Ammonia và thuốc tẩy được sử dụng khi làm sạch ở nhà có thể gây ra những thay đổi trong mô phổi và tăng tốc độ hỏng phổi”.

Biện pháp thay thế tối ưu

Baking soda và dấm là lựa chọn rất hiệu quả khi khử trùng bề mặt và giữ chúng sáng bóng.

Xem thêm:

3 loại dung môi làm sạch được sử dụng nhiều nhất

Làm thế nào để xử lý hoá chất an toàn?

Top 3 hoá chất an toàn để xử lý nước uống

Hợp chất ammoni bậc IV trong chất làm mềm vải, làm mát không khí, chất khử trùng

Ứng dụng của các hợp chất Amoni bậc IV trong hóa chất tẩy rửa

Hợp chất Amoni bậc IV sử dụng làm chất khử trùng, làm sach bề mặt và thiết bị y tế. Bên cạnh đó còn sử dụng trong chất làm mềm vải, kháng khuẩn, dầu gội.

Các hợp chất amoni bậc bốn là một “hiệu ứng nhạy cảm và kích thích” trên đường hô hấp phổi. Là một kháng sinh gây ra các vấn đề tương tự như với triclosan về tính kháng vi khuẩn. Sử dụng lâu dài là một nguyên nhân gây ra vấn đề viêm da tiếp xúc và hô hấp như hen suyễn.

Biện pháp thay thế

“Giấm là chất làm mềm vải tự nhiên được lựa chọn vì nhiều lý do”, Karyn Siegel-Maier giải thích trong cuốn sách của bà The Natural Clean Home. Sử dụng giấm trắng là lựa chọn hiệu quả nhất vì các loại khác có thể gây ố màu cho vải. Hoặc bạn có thể thử một chất làm mềm vải tự nhiên cho hiệu quả tốt hơn khi sử dụng hóa chất.

Hóa chất tẩy rửa độc hại để làm nổi bật tính năng riêng của sản phẩm

Hóa chất tẩy rửa độc hại để làm nổi bật tính năng riêng của sản phẩm

2-Butoxyethanol – Trong các sản phẩm tẩy rửa dạng bình xịt như nước lau kính

2-Butoxyethanol là gì? Ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Là một dung môi trong suốt, dễ cháy có tác dụng làm mềm và phân tán bụi bẩn, giúp loại bỏ bụi bẩn dễ dàng hơn

Chất tẩy rửa kính và các loại chất tẩy rửa phun đa năng là các đồ gia dụng phổ biến nhất có chứa 2-butoxyethanol. Nó được sử dụng trong chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm vải và mực, chất tẩy khô và sơn latex.

2-butoxyethanol là hóa chất không bắt buộc phải được liệt kê trên các nhãn thành phần chất tẩy rửa. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn bằng cách hít vào dạng hơi và gây viêm họng. Nó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng.

Biện pháp thay thế

Giấm pha loãng với nước có thể giúp bạn loại bỏ bụi bẩn giúp chúng luôn bóng loáng. Ngoài ra giấm cũng có thể pha cùng tinh dầu chanh, tinh dầu trà xanh, dầu olive,… cũng có hiệu quả tương tự.

Sulphates trong nước rửa tay, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, dầu rửa bát

Ứng dụng của sulphates trong hóa chất tẩy rửa

Sulphates chủ yếu là các chất tẩy rửa và chất tẩy rửa tạo bọt. Chúng được tạo thành từ các phân tử có thể hút cả nước và dầu. Điều này cho phép sản phẩm phá vỡ cấu trúc hóa học của mỡ và bụi bẩn. Có ba loại sulphat thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch:

  • Sodium Laureth Sulfate (SLES)
  • Sodium Lauryl Sulfate (SLS)
  • Amoni Laureth Sulfate (ALS).

Những ảnh hưởng của sulphates

Sulphates gây kích ứng đối với những ngưới có làn da nhạy cảm, làm khô da, thậm chí rụng tóc. SLS không pha loãng có thể gây kích ứng da và mắt, gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy nếu nuốt phải. Về cơ bản, sulphates rất tốt trong việc loại bỏ bụi bẩn, nó có thể loại bỏ các loại dầu tự nhiên từ da và tóc.

Biện pháp thay thế

Lựa chọn sản phẩm hạn chế ảnh hưởng sức khỏe không chứa sulphates hoặc chứa thành phần dịu nhẹ cho da như:

  • Natri cocoamphoacetate
  • Cocamidopropyl betain
  • Lauryl glucoside
  • Coco glucoside
  • Disodium laureth sulfosuccinate
  • Disodium lauroamphodiacetate

Trên đây là tổng hợp 6 loại sản phẩm hóa chất tẩy rửa độc hại mà bạn nên tránh và những biện pháp thay thế hữu hiệu nhất. Hãy cân nhắc lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé.

Có thể bạn cũng tìm:

Hướng dẫn sử dụng hoá chất xi mạ an toàn

Mẹo sử dụng hydrogen peroxide an toàn

Mẹo sử dụng Calcium hydroxide an toàn trong thực phẩm

Mẹo lưu trữ hóa chất an toàn khi vẩn chuyển