Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Top 10 hóa chất công nghiệp mỹ phẩm độc hại

5/5 - (4 bình chọn)

Ngành công nghiệp hóa chất phát triển đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành liên quan. Ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Các sản phẩm chăm sóc ngày càng được quan tâm khi nhu cầu làm đẹp của phái nữ ngày càng cao.

Có hàng ngàn hóa chất công nghiệp được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Trong số đó có nhiều hóa chất có hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Dưới đây là 10 hóa chất gây hại phổ biển có trong sản phẩm chăm sóc cá nhân cần lưu ý.

Paraben

Paraben được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm. Paraben ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Chất này được tìm thấy trong sản phẩm trang điểm, sữa tắm, chất khử mùi, dầu gội đầu và sữa rửa mặt. Ngoài ra có thể tìm thấy paraben trong các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm.

Tuy nhiên, paraben có các thuộc tính bắt chước hormone estrogen. Chất này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú. Paraben được hấp thu qua da khi sử dụng mỹ phẩm. Loại hóa chất này được xác định trong các mẫu sinh thiết từ các khối u vú.

Xem thêm:

Hóa chất công nghiệp độc hại là gì?

Hóa chất tẩy rửa độc hại cần chú ý khi sử dụng

Top 6 hóa chất tẩy rửa độc hại bạn nên tránh

Màu tổng hợp

Nhiều sản phẩm trên thị trường được dán nhãn ký hiệu FD&C hoặc D&C. Các ký hiệu này đại diện cho màu sắc nhân tạo. Theo quy định, F đại diện cho thực phẩm, D&C đại diện cho thuốc và mỹ phẩm. Các chữ cái này đứng trước một màu và số. Ví dụ, D&C đỏ 27 hoặc FD&C màu xanh dương 1.

Những màu tổng hợp này có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc than đá. Loại hóa chất này được cho là có khả năng gây ung thư, kích ứng da và có liên quan đến ADHD ở trẻ em.

Chất tạo mùi

Đối với các công ty sản xuất, chất tạo mùi là công thức riêng không thể tiết lộ. Với người tiêu dùng, chất tạo mùi là hỗn hợp chứa nhiều hóa chất. Theo Nhóm Công tác Môi trường (EWG), chất tạo mùi là nguyên nhân dẫn đến dị ứng, viêm da, suy hô hấp và rối loạn khả năng sinh sản. Các chất này là thành phần trong nhiều sản phẩm như nước hoa, dầu xả, sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm.

Chất tạo mùi là hóa chất mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe

Chất tạo mùi là hóa chất mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe

 Phthalate

Là nhóm hóa chất được sử dụng trong hàng trăm sản phẩm. Phthalate giúp tăng tính linh hoạt và độ dẻo của nhựa. Phthalate là thành phần chính trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Ví dụ như dibutyl phthalate trong sơn móng tay, diethyl phthalate trong nước hoa, dimethyl phthalate trong thuốc xịt tóc.

Được biết đến là hóa chất gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú, dậy thì sớm ở trẻ em gái, dị tật bẩm sinh ở nam và nữ. Nhưng phthalate không được liệt kê thành phần trên nhãn các sản phẩm. Một số chất khử mùi, nước hoa, thuốc xịt tóc và kem dưỡng ẩm có chứa phthalate.

Triclosan

Triclosan được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như một hóa chất kháng khuẩn. Triclosan được tìm thấy trong kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn và chất khử mùi.

Là một chất gây rối loạn nội tiết, đặc biệt là tuyến giáp và hormone sinh sản, triclosan cũng gây kích ứng da. Nhiều nghiên cứu cho thấy triclosan góp phần làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Không có đủ bằng chứng cho việc sử dụng xà phòng kháng khuẩn chứa triclosan mang lại lợi ích gì so với xà phòng thông thường.

Xem thêm:

Top 13 hóa chất vệ sinh không độc hại từ bếp

Top 3 thay đổi sử dụng hóa chất vệ sinh bếp an toàn

Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 1)

Sodium lauryl sulfate (SLS)/Sodium laureth sulfate (SLES)

Hóa chất hoạt động bề mặt này có thể được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch. SLS được biết đến là chất gây kích ứng da, phổi và mắt. Đặc biệt, SLS có thể tương tác và kết hợp với các hóa chất khác để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Những phản ứng này dẫn đến một loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và hô hấp. Có thể tìm thấy SLS trong dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara và thuốc trị mụn.

Formaldehyde

Chất bảo quản formaldehyde được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Formaldehyde có trong sơn móng tay, sữa tắm, dầu gội đầu, phấn mắt trang điểm, dung dịch tẩy sơn móng.

Formaldehyde là hóa chất sử dụng trong phấn mắt trang điểm

Formaldehyde là hóa chất sử dụng trong phấn mắt trang điểm

Formaldehyde có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), hóa chất này được coi là chất gây ung thư ở người. Ngoài ra, formaldehyde gây dị ứng da và gây hại cho hệ thống miễn dịch.

Toluene

Toluen là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc than đá. Hóa chất này được liệt kê trên nhãn với nhiều tên như benzen, toluol, phenylmethane, methylbenzene. Toluene là một dung môi mạnh có khả năng hòa tan sơn.

Toluen ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây buồn nôn và kích ứng da. Với phụ nữ có thai, sử dụng sản phẩm chứa toluene có thể gây tổn thương thai nhi. Loại chất này gây ra độc tính cho hệ miễn dịch. Toluen có trong sơn móng tay, dung dịch tẩy sơn và các sản phẩm tẩy màu hoặc tẩy tóc.

Propylene glycol

Propylene glycol là một loại rượu hữu cơ. Propylene glycol được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm như một thành phần dưỡng da. Hóa chất này được coi là một chất xâm nhập gây kích thích da. Propylene glycol cũng là nguyên nhân gây viêm da, phát ban. Những dấu hiệu này có thể biểu hiện ở người tiếp xúc với nồng độ propylen glycol 2%. Propylene glycol được tìm thấy trong các loại kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, các sản phẩm trang điểm, dầu xả, dầu gội đầu và thuốc xịt tóc.

Propylene glycol là hóa chất mỹ phẩm được sử dụng phổ biến

Propylene glycol là hóa chất mỹ phẩm được sử dụng phổ biến

Hoạt chất có khả năng chống nắng

Những hóa chất này hoạt động như một hoạt chất chống nắng, hấp thụ tia cực tím. Các hóa chất này có khả năng gây rối loạn nội tiết và dễ hấp thu vào cơ thể. Chúng cũng có thể gây tổn thương tế bào và và là tác nhân gây ung thư. Các hóa chất có khả năng chống nắng thường gặp là benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate. Tất cả đều có thể tìm thấy trong các sản phẩm kem chống nắng.

Mỗi nhà sản xuất đều có phương pháp khác nhau cho từng sản phẩm để đảm bảo ít gây hại tới cơ thể nhất. Do đó người dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín. Hãy tìm hiểu kỹ các sản phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt là thành phần. Việc hạn chế tiếp xúc các hóa chất có hại là tốt nhất. Vì vậy nên lựa chọn các sản phẩm hữu cơ là một biện pháp phù hợp. Điều đó hạn chế lượng độc tố lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

Mẹo sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn

10 loại hóa chất cơ bản và công dụng trong cuộc sống

Ứng dụng của dung môi công nghiệp trong đời sống