Vấn đề an toàn khi sử dụng Hóa chất công nghiệp Acetone
Acetone hay còn gọi là propanone là một hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)2CO. Acetone bao gồm ba nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Acetone là hợp chất có nhóm carbonyl liên kết với hai nhóm hydrocarbon. Acetone là một thành phần cơ bản và quan trọng trong hóa học hữu cơ. Trong cơ thể con người, acetone thường có trong máu và nước tiểu.
Lịch sử hóa chất công nghiệp Acetone
Trong công nghiệp, acetone là một dung môi được sử dụng phổ biến. Hóa chất này lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà giả kim trong thời Trung cổ. Năm 1836, các nhà hóa học Jean Baptiste Dumas và Justus von Leibig đã xác định được cấu trúc hóa học của acetone. Đến năm 1852, Alexander William Williamson, một nhà hóa học người Anh đã kết luận rằng acetone là một methyl acetate. Trong các thời đại trước, acetone được tạo ra từ quá trình chưng cất tinh bột.
Với tính chất đặc trưng là dễ cháy, acetone là thành phần không thể thiếu trong nhiều loại vũ khí. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hợp chất này có vai trò đặc biệt quan trọng để sản xuất thuốc nổ. Chính phủ Anh đã trả tiền cho học sinh để tìm hạt dẻ ngựa. Toàn bộ lượng hạt dẻ ngựa được tìm thấy sẽ mang đi để chưng cất thành acetone. Trong thời kỳ hiện đại acetone thường có nguồn gốc từ nhiều loại nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là nhiên liệu hóa thạch được cung cấp từ ngành công nghiệp hóa dầu.
Hiện nay, acetone được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Con người chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp khi sử dụng sản phẩm chứa acetone. Vậy khi tích lũy quá lượng cho phép acetone có hại cho con người không? Làm cách nào để sử dụng acetone an toàn?
Xem thêm:
Hóa chất Acetone: Ứng dụng trong công nghiệp
Ngộ độc Acetone
Ngộ độc acetone là gì?
Ngộ độc acetone xảy ra khi cơ thể tích tụ quá lượng acetone cho phép.
Acetone là một chất lỏng trong suốt có mùi như nước tẩy sơn móng tay. Khi tiếp xúc với không khí, acetone nhanh chóng bay hơi và rất dễ cháy. Vì vậy, acetone đặc biệt nguy hiểm khi tiếp xúc gần một ngọn lửa. Hàng trăm sản phẩm gia dụng thường được sử dụng đều chứa acetone. Gồm dung dịch đánh bóng đồ gỗ, cồn xát và sơn móng tay.
Nguyên nhân gây ngộ độc acetone
Hàng ngày, cơ thể con người phân hủy chất béo thành các phân tử hữu cơ gọi là ketone. Acetone là một trong ba loại ketone có trong cơ thể. Cơ thể con người sẽ sử dụng một lượng ketone vừa đủ làm nhiên liệu. Tuy nhiên, tích lũy lượng lớn ketone trong cơ thể có thể gây nguy hiểm. Nhiễm độc acetone có thể xảy ra khi cơ thể chứa lượng ketone cao bất thường.
Ngộ độc acetone có thể có các nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tiếp xúc quá nhiều với sơn cụ thể trong không gian hạn chế
- Vô tình uống phải dung dịch tẩy rửa có chứa acetone
- Lạm dụng dung dịch tẩy sơn móng tay
Acetone xâm nhập vào cơ thể như thế nào?
Acetone là hóa chất công nghiệp được sử dụng phổ biến. Vì vậy, acetone có thể xâm nhập vào cơ thể theo nhiều cách:
- Hít phải acetone từ dung dịch tẩy sơn móng tay
- Acetone bắn trực tiếp vào mắt
- Tiếp xúc trực tiếp với da
- Uống phải acetone
Triệu chứng ngộ độc Acetone
Khi tích lũy một lượng không quá lớn trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc acetone nhẹ. Triệu chứng gồm đau đầu, nói lắp, thiếu tập trung, cảm giác có vị ngọt trong miệng.
Acetone ức chế và gây mê hệ thần kinh trung ương. Tiếp xúc với nồng độ cao có thể gây suy gan, thận và tuyến tụy trong một số trường hợp. Acetone có độc tính thấp, cơ thể có khả năng chuyển hóa nhanh và giải độc. Vì vậy ngộ độc cấp tính trong lao động sản xuất rất hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp ngộ độc cấp tính, các triệu chứng nôn mửa, khó thở, tê liệt và thậm chí hôn mê có thể xuất hiện.
Xem thêm:
Mẹo sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn
Acetone xâm nhập qua đường tiêu hóa, hô hấp và da
Do khả năng hòa tan trong nước cao và tốc độ phân phối nhanh chóng. Sau khi xâm nhập vào phổi, đường tiêu hóa và da, acetone dễ dàng được hấp thụ vào máu. Tốc độ bài tiết acetone phụ thuộc vào lượng xâm nhập vào cơ thể.
Với liều acetone lớn, con đường bài tiết chính chủ yếu sẽ qua phổi và thận, một lượng rất nhỏ được thải qua da. Với lượng nhỏ hơn, hầu hết acetone bị oxy hóa thành carbon dioxide. Thời gian bán thải của acetone trong máu là 5,3 giờ đối với chuột, 11 giờ đối với chó và 3 giờ đối với người. Trong cơ thể con người, acetone được chuyển hóa thành các hợp chất khác. chủ yếu là chất trung gian chu kỳ axit tricarboxylic được phân hủy thành acetoacetate và chuyển đổi thành glycogen.
Uống phải Acetone
Triệu chứng nóng rát môi và cổ họng có thể xuất hiện sau nhiều giờ ủ bệnh. Ngoài ra cơ thể còn xảy ra hiện tượng khô miệng, nôn mửa, buồn ngủ và rối loạn ý thức tạm thời. Tác hại lâu dài của acetone đối với cơ thể con người được biểu hiện gây ích ứng mắt. Điển hình là chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thâm nhiễm biểu mô giác mạc, chóng mặt, kích thích họng và ho.
Biện pháp sơ cứu y tế khi ngộ độc Acetone
- Tiếp xúc với mắt: Kiểm tra và loại bỏ kính áp tròng (nếu có). Khi bị tiếp xúc với mắt, phải rửa ngay với nước trong 15 phút và tới gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Tiếp xúc với da: Rửa bằng xà phòng và nước, thay bỏ quần áo nhiễm bẩn, gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có các kích ứng. Quần áo nhiễm bẩn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng lại. Trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng phải rửa ngay với xà phòng khử trùng và bôi kem sát khuẩn.
- Hít vào: Nới lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng. Gọi cấp cứu, thực hiện hô hấp nhân tạo khi nạn nhân ngừng thở.
- Nuốt vào: Gọi cấp cứu, không để nạn nhân nôn mửa, không sử dụng miệng hô hấp nhân tạo. Nới lỏng quần áo, thắt lưng, cà vạt,…
Ngăn ngừa ngộ độc acetone
Có thể ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc acetone bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh cơ bản:
- Giữ không gian thoáng khí khi sử dụng sản phẩm chứa acetone
- Sử dụng thiêt bị bảo hộ an toàn khi sử dụng acetone
- Quản lý trẻ em tránh xa các sản phẩm chứa acetone
- Tránh lưu trữ acetone trong khu vực có nhiệt độ cao, gần ngọn lửa
Đới với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát tôtt được lượng acetone trong cơ thể.
Xem thêm:
Phiếu an toàn hóa chất cồn công nghiệp là gì?