Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Hóa chất công nghiệp Amoniac: Những điều bạn chưa biết

4.8/5 - (5 bình chọn)

Amoniac thường biết đến là loại hóa chất có mùi hăng, là một thành phần có trong nước tiểu. Là một loại hóa chất có tính độc đối với cơ thể sinh vật nói chung. Một loại hóa chất ứng dụng trong nhiều quy trình sản xuất, ngành công nghiệp. Tuy nhiên ứng dụng của Amoniac gồm những gì và như thế nào? Bài viết này sẽ mang đến thông tin đầy đủ nhất về amoniac.

Xem thêm:

Tầm quan trọng, ứng dụng hóa chất công nghiệp

Hóa chất nông nghiệp-chất bảo quản

Danh sách các loại hóa chất dùng cho thăm dò và khai thác dầu khí

Amoniac là gì?

Amoniac là một loại khí kiềm không màu mùi hăng bao gồm nitrogen và hydrogen và là một trong những hợp chất chứa nhiều nitơ nhất trong khí quyển. Bản thân là một chất kích thích với mùi hăng đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Đây là hợp chất ổn định đơn giản nhất của các nguyên tố nitrogen với hydrogen và đóng vai trò là vật liệu khởi đầu để sản xuất nhiều hợp chất nitrogen quan trọng về mặt thương mại.

Amoniac ứng dụng nhiều trong sản xuất phân bón nông nghiệp

Amoniac ứng dụng nhiều trong sản xuất phân bón nông nghiệp

Những ảnh hưởng amoniac đến sức khỏe

Vì amoniac có khả năng hòa tan cao trong nước, khi hít phải được lắng đọng trong đường hô hấp. Phơi nhiễm với amoniac thường có liên quan đến viêm xoang, kích ứng đường hô hấp, kích ứng mắt. Tiếp xúc cấp tính với nồng độ cao cũng gây bệnh về đường hô hấp và phổi.

Một lượng nhỏ amoniac được hình thành tự nhiên, có trong hầu hết mô và cơ quan của sinh vật có xương sống. Amoniac là cả một chất độc thần kinh và một chất độc metabotoxin. Trong thực tế, nó là chất độc thần kinh nội sinh phổ biến nhất, gây tổn thương mô thần kinh và các tế bào thần kinh.

Là nguyên nhân tạo ra bệnh học của một tình trạng não được gọi là bệnh não gan, phát sinh từ các bệnh gan khác nhau và dẫn đến tích lũy amoniac trong máu (hyperammonemia). Hơn 40% người bị xơ gan phát triển bệnh não gan. Amoniac dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, được hấp thụ, chuyển hóa bởi các tế bào hình sao, một quần thể tế bào chiếm 30% vỏ não. Astrocytes sử dụng amoniac khi tổng hợp glutamine từ glutamate. Gia tăng glutamine dẫn đến sự gia tăng áp suất thẩm thấu trong các tế bào hình sao gây sưng. Điều này làm việc cung cấp năng lượng cho các tế bào não khác bị giảm. Có thể được coi là một ví dụ về phù não.

Xem thêm:

6 vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất
Một số loại dung môi công nghiệp bạn nên biết
Tầm quan trọng, ứng dụng hóa chất công nghiệp

Lịch sử nghiên cứu và sản xuất Amoniac

Amoniac tinh khiết lần đầu tiên được nhà khoa học vật lý người Anh Joseph Priestley khám phá ra năm 1774. Thành phần chính xác được xác định bởi nhà hóa học người Pháp Claude-Louis Berthollet năm 1785. Amoniac là một trong số năm hóa chất hàng đầu được sản xuất tại Hoa Kỳ. Phương pháp thương mại sản xuất amoniac chính là quá trình Haber-Bosch. Quá trình bao gồm phản ứng trực tiếp của nguyên tố hydro và nguyên tố nitơ. N2 + 3H2 → 2NH3

Phản ứng này yêu cầu sử dụng chất xúc tác, áp suất cao (100–1.000 atm) và nhiệt độ cao (400–550°C [750–1020°F]). Một số chất xúc tác khác nhau có thể được sử dụng. Thông thường chất xúc tác là sắt chứa oxide sắt. Tuy nhiên, cả hai oxide magiê trên oxit nhôm đã được kích hoạt bởi các oxit kim loại kiềm và rutheni trên carbon đã được sử dụng làm chất xúc tác. Trong phòng thí nghiệm, amoniac được tổng hợp tốt nhất bằng cách thủy phân nitrua kim loại. Mg3N2 + 6H2O → 2NH3 + 3Mg(OH)2

Xem thêm:

10 loại hóa chất cơ bản và công dụng trong cuộc sống
Hồ sơ giao dịch hóa chất công nghiệp gồm những gì?
Top 11 ngành sản xuất các sản phẩm hóa chất công nghiệp

Ứng dụng

Phạm vi ứng dụng của Amoniac rất rộng, ngành chủ yếu sử dụng là ngành sản xuất phân bón và nông nghiệp. Dưới đây là các ứng dụng của Amoniac:

Các ngành nông nghiệp

Là những ngành sử dụng amoniac chính, chiếm gần 80% lượng amoniac được sản xuất tại Hoa Kỳ. Là một nguồn nitrogen rất có giá trị cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Tùy thuộc vào loại cây trồng cụ thể được trồng, lên đến 200 pound amoniac trên mỗi mẫu Anh có thể được sử dụng cho mỗi mùa trồng trọt.

  • Được sử dụng trong sản xuất phân bón bao gồm amoniac, amoni nitrat, ure, Nó cũng được sử dụng bởi ngành công nghiệp phân bón để sản xuất muối amoni và nitrat.
  • Cùng với urê được sử dụng như một nguồn protein trong thức ăn chăn nuôi cho động vật nhai lại như cừu và dê. Được sử dụng cho cây bông trước khi thu hoạch. Vai trò là chất chống nấm trên một số loại trái cây, chất bảo quản dự trữ ngô có độ ẩm cao.

Ứng dụng xử lý kim loại

Amoniac liên kết được sử dụng trong các hoạt động xử lý kim loại như thẩm thấu nitrogen, cacbonic, ủ nhiệt, hàn lò, thiêu kết, khử muối natri hydrua, hàn hydro và các ứng dụng khác.

Xem thêm:

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Danh mục 10 loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm nhất
Hóa chất công nghiệp Propylene, ứng dụng và cách sử dụng

Ứng dụng sản xuất hóa chất

  • Sản xuất acid nitric; một số alkalies như tro soda.
  • Thuốc nhuộm, chất cọ rửa bông, len và lụa.
  • Dược phẩm như thuốc sulfa, vitamin và mỹ phẩm.
  • Ngành công nghiệp dầu khí sử dụng amoniac trung hòa các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn.
  • Sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác các kim loại như đồng, niken và molipđen từ quặng.
  • Ứng dụng trong cả quá trình amoniac-soda (cũng được gọi là quá trình Solvay), một phương pháp được sử dụng rộng rãi để sản xuất tro soda. Ứng dụng trong quá trình Ostwald, một phương pháp chuyển đổi thành axit nitric.
  • Các ứng dụng amoniac yếu được sử dụng rộng rãi chất tẩy rửa chuyên dụng và gia dụng.

Ứng dụng sản xuất vật liệu tổng hợp

  • Sản xuất một số loại nhựa như phenolics và polyurethan.
  • Sợi dệt tổng hợp như nylon, rayon và acrylic.
  • Là chất xúc tác trong sản xuất một số loại nhựa tổng hợp.
  • Ngăn chặn sự đông tụ của mủ thô trong quá trình vận chuyển từ rừng trồng đến nhà máy trong ngành công nghiệp cao su.

Ứng dụng amoniac trong dệt nhuộm, sản xuất các loại vật liệu tổng hợp

Ứng dụng amoniac trong dệt nhuộm, sản xuất các loại vật liệu tổng hợp

Ứng dụng sản xuất kim loại

Amoniac được sử dụng trong các quá trình luyện kim khác nhau, bao gồm cả thẩm thấu Nitrogen của các tấm hợp kim để làm cứng bề mặt. Phân hủy dễ dàng để tạo ra hydro,một nguồn hydro nguyên tử cho hàn. Ngoài ra, có thể hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể từ môi trường xung quanh.

Một gam amoniac hấp thụ 327 calo nhiệt. Điều này làm amoniacthành chất làm mát trong thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí.

Ứng dụng ngành thực phẩm

Amoniac là chất làm lạnh được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp. Thường thấy trong các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, hóa dầu và kho lạnh.

Amoniac ứng dụng trong làm lạnh bảo quản thực phẩm

Amoniac ứng dụng trong làm lạnh bảo quản thực phẩm

Ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm

  • Amoniac được sử dụng trong một số lĩnh vực xử lý nước và chất thải. Vai trò kiểm soát pH, ở dạng dung dịch để tái tạo nhựa trao đổi anion yếu. Kết hợp với chlorine để sản xuất nước uống và là chất khử oxygen trong xử lý nước lò hơi.
  • Sử dụng trong các hệ thống kiểm soát khí thải để trung hòa lưu huỳnh oxide từ quá trình đốt cháy. Ứng dụng là phương pháp kiểm soát NOx, nâng cao hiệu quả của các chất kết tủa tĩnh điện.

Ứng dụng khác

  • Làm tác nhân phát triển trong các quá trình quang hóa như in trắng, in màu xanh và trong quá trình sao chép diazo.
  • Ngành công nghiệp giấy và bột giấy sử dụng amoniac để nghiền gỗ. Vai trò là chất phân tán casein trong lớp phủ giấy.
  • Sự phân hủy amoniac đóng vai trò như một nguồn hydro cho một số tế bào nhiên liệu.
  • Sử dụng bởi ngành công nghiệp da như một tác nhân đóng rắn. Đồng thơi có tác dụng loại bỏ chất nhờn và phòng ngừa nấm mốc.

Lưu ý khi sử dụng đối với Amoniac

Các mối nguy hiểm từ amoniac

Đặc điểm của amoniac: chất độc, chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất gây hại cho môi trường. Cho dù phơi nhiễm theo bất cứ cách thức nào cũng đều gây tổn hại đến cơ thể nói chung Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào vị trí, cách thức tiếp xúc và nồng độ hóa chất.

Những chú ý đối với sử dụng Amoniac

Tất cả các loại hóa chất đều là chất độc, mức độ ảnh hưởng và đặc tính của mỗi chất đều khác nhau. Hầu hết các loại hóa chất khi được cung cấp đều kèm một bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS. Mọi thông tin cần lưu ý về tác hại, các mối nguy hiểm và cách đảm bảo an toàn, xử lý sự cố đều được có trong MSDS. Do đó hãy kiểm tra lại MSDS hoặc yêu cầu nhà cung cấp gửi cho bạn một bản hoặc tham khảo trên internet.

Là một trong những hóa chất công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất. Mặc dù có vai trò ứng dụng rộng nhưng vẫn luôn tồn tại các nguy hiểm có thể phát sinh đối với amoniac. Cần chú ý đảm bảo an toàn trong khi sử dụng đối với hóa chất này trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Xem thêm:

Thông tin cần chú ý trong chứng nhận phân tích (COA)
Hóa chất công nghiệp điện tử là gì? Gồm những loại nào?
Hóa chất công nghiệp nặng là gì? Ứng dụng như thế nào?
Danh mục 10 loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm nhất