Một số loại dung môi công nghiệp bạn nên biết
Hiện nay có rất nhiều loại dung môi được dùng trong công nghiệp. Mỗi dung môi công nghiệp đều có đặc điểm, tính chất và ứng dụng khác nhau. Chúng đều đóng vai trò rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật danh sách dung môi công nghiệp bạn nên biết:
1. Dung môi công nghiệp ACETONE(C3H6O)
Một trong những dung môi công nghiệp bạn nên biết đầu tiên đó là Acetone. Nó có công thức hóa học là C3H60. Đây là hóa chất tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi nhanh, có mùi ngọt gắt. Nó có nhiệt độ sôi thấp, tốc độ bay hơi cao và hòa tan rất nhanh trong nước. Có thể nói Acetone tan hoàn toàn trong nước, các dung môi hydrocarbon mạch thẳng, mạch vòng và hầu hết các dung môi hữu cơ. Nó cũng hòa tan tốt nhiều loại dầu mỡ động vật và thực vật thậm chí là cả các loại nhựa tổng hợp và các chất tổng hợp. Với các đặc điểm của mình, Acetone được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất và đời sống. Chẳng hạn như nó được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất sơn và nhựa resin, dung môi tẩy rửa
- Được dùng làm chất khử nước trong sản xuất thuốc
- Là dung môi tẩy rửa và khử nước cho các thành phần điện tử
- Dùng trong công nghiệp mỹ phẩm như sản xuất sơn và nước rửa sơn móng tay.
- Dùng để nén khí Acetylene.
2. Dung môi công nghiệp TOLUEN
Dung môi công nghiệp Toluene có công thức hóa học là C7H8. Đây là một chất lỏng khúc xạ, trong suốt, không màu, độ bay hơi cao, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước. Đây là một trong những dung môi công nghiệp bạn nên biết bởi Toluene được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Toluene được sử dụng phổ biến trong sản xuất sơn như sơn xe hơi sơn đồ đạc trong nhà, sơn quét, sơn tàu biển.
- Toluene cũng được dùng làm chất pha loãng và là một thành phần không thể thiếu của sản phẩm tẩy rữa.
- Dùng trong sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại, dùng trong keo dán cao su…
- Là phụ gia cho nhiên liệu: Toluene được dùng làm chất cải thiện chỉ số octane của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu.
- Sản xuất thuốc nhuộm, phụ gia nước hoa
3. Dung môi công nghiệp ISOBUTANOL
Isobutanol là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là (CH3)2CHCH2OH. Dung môi công nghiệp bạn nên biết này là chất lỏng không màu, dễ cháy, có mùi đặc trưng chủ yếu dùng làm dung môi. Các đồng phân của nó gồm n-butanol, 2-tutanol, và tert-butanol. Tất cả các chất này đều có một vai trò quan trọng trong công nghiệp cụ thể như:
- Làm nguyên liệu sản xuất isobutyl acetate – một chất được dùng làm dung môi pha sơn, và là hương liệu trong công nghiệp thực phẩm.
- Là tiền chất của các isobutyl ester như chất hóa dẻo Diisobutyl Phthalate (DIBP).
- Là chất dung môi pha sơn, chất tẩy sơn
- Là thành phần trong sản xuất mực in
- Phụ gia cho sơn, giảm độ nhớt, cải thiện tính chảy
- Phụ gia trong xăng, làm giảm sự đóng băng cho bộ chế hòa khí.
- Phụ gia đánh bóng ô tô và tẩy rửa sơn ô tô
- Chất ly trích trong sản xuất các hợp chất hữu cơ.
4. Dung môi công nghiệp METHANOL
Methanol hay còn được gọi là methyl alcohol, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu gỗ. Đây là một trong những dung môi công nghiệp bạn nên biết bởi nó có rất nhiều tính năng và công dụng nổi bật. Loại dung môi này có công thức hóa học là CH3OH. Đây là một hợp chất hóa học có khả năng hòa hợp với nước, rượu, các dung môi khác. Đây là loại rượu có cấu tạo đơn giản nhất, nhẹ và dễ bay hơi. Nó không màu, dễ cháy, có mùi gần giống như rượu trắng (rượu đế) nhưng hơi ngọt hơn. Ở nhiệt độ phòng, nó là một chất lỏng phân cực, và được sử dụng như một dung môi chống đông làm biến tính cho ethanol. Loại dung môi này cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng trao đổi este. Chính nhờ những tính chất hóa học này mà nó được ứng dụng trong nhiều ngành như:
- Sản xuất sơn và nhựa: Dùng methanol trong sản xuất nhựa Urea-formaldehyd và nhựa phenol-formadehyd. Những chất này là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô.
- Công nghiệp cao su: Methanol được dùng rộng rãi làm dung môi cho cao su trong sản xuất các sản phẩm khác nhau.
- Ngoài ra Methanol được dùng trong: Mực in, Keo dán, Chất chống đông….
5. Dung môi công nghiệp ETHANOL (C2H6O hoặc C2H5OH )
Dung môi công nghiệp bạn nên biết tiếp theo là cồn etanol- một chất lỏng không màu,trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và dễ chịu, tan vô hạn trong nước. Cồn công nghiệp rất dễ cháy. Điều đặc biệt là khi cháy nó không tạo ra khói với ngọn lửa có màu xanh da trời. Cồn công nghiệp được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp (sắn,ngô..) và rỉ đường. Đây là một loại dung môn để hòa tan chất khác rất hiệu quả.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại dung môi này bạn phải hết sức cẩn trọng để đảm bảo được độ an toàn. Cồn công nghiệp là chất rất dễ cháy nên phải được trong điều kiện thoáng đãng và mát mẻ. Khi sử dụng bạn phải dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều với methanol-Cồn công nghiệp như: khẩu trang, găng tay…Khi có sự cố cháy bạn tuyệt đối không được dùng nước dập tắt đám cháy vì methanol nhẹ hơn nước. Chính vì vậy, bạn chỉ được dùng bọt CO2, cát để chữa cháy. Ngoài ra khi bị dính Ethanol vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
6. Dung môi công nghiệp IPA-ISOPROPYL ALCOHOL
Không thể không nhắc đến Isopropyl alcohol (IPA) trong top các loại dung môi công nghiệp bạn nên biết. Loại dung môi này còn có tên gọi khác là ispropanol, isopropyl alcohol có công thức hóa học là ((CH3)2CHOH). Đây là một loại cồn có độ bay hơi vừa cao phải so với độ bay hơi của ethyl alcohol. Nó tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, có mùi ngọt. Loại dung môi này có tính ứng dụng rất cao như:
- Vì IPA có tốc độ bay hơi vừa phải nên nó có khả năng kháng đục rất tốt cho sơn nitrocellulose. Hơn nữa, nó thường được dùng để thay thế cho ethanol trong mà không làm thay đổi độ nhớt của sơn. IPA có khả năng hoà tan tốt nhiều loại nhựa, chỉ cần một lượng nhỏ IPA sẽ làm tăng đáng kể khả năng hoà tan nitrocellulose.
- Đây cũng là một chất rửa kính rất hiệu quả. IPA cũng được dùng trong sản xuất xà phòng nước,…
- Chất chống đông: IPA là một chất thích hợp đựơc đưa vào đường truyền khí và xăng để ngăn chặn đông đá vào mùa đông ( ở những xứ lạnh), IPA cũng là chất làm lạnh có ích trong hệ thống điều hoà khí và đông lạnh.
- Được sự dụng trong ngành mỹ phẩm
7. Dung môi công nghiệp Isophorone – IPHO 783
Dung môi công nghiệp bạn nên biết tiếp đến có thể kể tới Isophorone còn có tên gọi tắt là IPHO 783. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên gọi phổ biến như dung môi chậm khô 783, isoforone, izoforon… Đây là một loại dung môi tồn tại ở dạng lỏng, không có màu hoặc màu vàng trong suốt, có mùi bạc hà. Loại hó chất này có khả năng hòa tan tốt trong nước, đặc biệt trong các chất béo như hydrocacbon thơm, xeton, ete, este và alcohol.
Theo như tên gọi của nó là dung môi chậm khô, nên nó được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong các ngành sơn, mực in, đặc biệt là trong sử dụng in lụa để pha loãng sơn, giảm tốc độ khô của sơn hay mực in, tránh tình trạng nghẹt mực… Bên cạnh đó nó còn có khả năng làm tăng độ bóng, độ bám dính, độ bền của sơn, chống mốc, chống nước…Ngoài ra, Dung môi công nghiệp Isophorone còn là dung môi thông dụng trong các ngành sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các ngành sản xuất polyme tự nhiên và sợi tổng hợp cũng thường sử dụng loại dung môi này. Với khả năng hòa tan tốt các chất béo và các loại dầu nên dung môi này cũng thường được sử dụng với mục đích này trong các ngành công nghiệp hóa dầu
8. Dung môi công nghiệp Xylen
Dung môi Xylene là một trong các loại dung môi công nghiệp bạn nên biết. Bởi nó có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, sơn dầu, cao su. Công thức hóa học của Xylen là C8H10. Loại dung môi này tồn tại ở dạng lỏng không có màu, trong suốt, mùi khá dễ chịu. Khả năng bay hơi của Xylen ở mức trung bình. Hơi xylen nặng hơn không khí và rất nguy hiểm bởi ngay cả trong điều kiện bình thường nó cũng có khả năng bắt cháy.
Ứng dụng phổ biến nhất của Xylen là làm dung môi. Ứng dụng này có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, sản xuất sơn dầu, mực in, cao su và da thuộc, làm thành phần trong vecni … đặc biệt là dung môi thay thế cho toluene. Dung môi công nghiệp Xylen tham gia vào sản xuất các loại chất tẩy rửa, hóa chất tẩy rửa đặc dụng cho kim loại, vật liệu bán dẫn. Các ngành công nghiệp khác sử dụng Xylen cho một phạm vi toàn bộ quá trình là các ngành công nghiệp sợi tổng hợp, polyme, nhựa tự nhiên và nhựa tổng hợp… Ngoài ra nó còn được sử dụng cho việc sản xuất các loại vải sơn và giấy, thuốc trừ sâu, chất béo, parafin…
Trên đây là các loại dung môi công nghiệp bạn nên biết. Có thể thấy, mỗi loại dung môi công nghiệp đều có vai trò rất quan trọng đối với ngành công nghiệp nói riêng và đời sống sản xuất nói chung. Việc lựa chọn loại dung môi phù hợp chắc chắn sẽ giúp quá trình sản xuất đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Dung môi công nghiệp là gì?