10+ Hóa chất công nghiệp có hại trong dầu gội (phần 2)
Phần trước bài viết “10+ Hóa chất công nghiệp có hại trong dầu gội” đã đưa tới người đọc các thành phần hóa chất có hại là SLS, CAPB, Triclosan, polysorbate, PEG, Kali sorbate và Phenoxyethanol. Phần 2 tiếp tục đưa thông tin về các hóa chất thành phần có hại tiếp theo và ảnh hưởng của các chất này tới sức khỏe con người.
Xem thêm:
Natri sunphat và 7 ứng dụng quan trọng trong cuộc sống
Retinyl Palmitate
Retinyl palmitate, còn được gọi là vitamin A palmitate, là một hợp chất hóa học có công thức hóa học C36H60O2. Đây là este của vitamin A và axit palmitic. Hợp chất hóa học khô và dầu này là một chất bổ sung vitamin phổ biến. Những chất này có sẵn trên thị trường dưới tên Palmitate A hoặc nhiều tên khác. Hợp chất hóa học này cũng thường được sử dụng làm chất chống oxy hóa. Đây là nguồn vitamin A trong sữa ít béo hoặc các sản phẩm từ sữa khác. Vì vậy các chất này có thể thay thế vitamin A tự nhiên. Thay thế này cần thiết khi cơ thể mất vitamin A tự nhiên do loại bỏ chất béo sữa.
Tác hại
EWH (Nhóm công tác môi trường) và Chuck Schumer, Thượng nghị sĩ New York, đã kêu gọi sự chú ý khi sử dụng hợp chất này. Thực tế, liều retinol cao vừa đủ có liên quan đến việc tăng tốc độ ung thư ở động vật thí nghiệm. Thêm vào đó, Chương trình Chất độc Quốc gia tại Hoa Kỳ kết luận rằng việc bổ sung retinyl palmitate làm tăng số lượng và trầm trọng thêm các khối u. Nói một cách đơn giản, retinyl palmitate là một chất gây ung thư tiềm năng. Retinyl palmitate có thể gây độc tính cho khả năng sinh sản và cơ quan nội tạng.
Behentrimonium Clorua
Behentrimonium clorua còn được gọi là BTAC-228 hoặc docosyltrimethylammonium clorua là một muối amoni bậc bốn. Hợp chất này thuộc về nhóm hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi. Behentrimonium clorua được ứng dụng như một chất khử trùng hoặc chất chống tĩnh điện. Công thức hóa học của nó là C25H54ClN. Behentrimonium clorua có dạng như sáp màu vàng. BTAC-228 cũng được sử dụng làm chất bảo quản.
Tác hại
Mối nguy hiểm tiềm tàng của Behentrimonium clorua là khả năng gây viêm kích ứng. Chỉ với nồng độ 0,1%, nó có thể gây hại cho mắt. Không chỉ vậy, Behentrimonium clorua còn gây kích ứng da.
Dimethicone
Dimethicone là một hợp chất hóa học thường được gọi là polydimethylsiloxane hoặc PDMS. Hợp chất hóa học này thuộc về nhóm organosilicon. PDMS là silicone phổ biến nhất được sử dụng rộng trong nhiều lĩnh vực. Ứng dụng của PDMS là chế tạo kính áp tròng, thiết bị y tế, chất đàn hồi và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Dimethicone có khả năng làm cho tóc trở nên sáng bóng và mượt mà hơn.
Công thức hóa học Dimethicone là (C2H6OSi)n. Hợp chất này được tạo ra từ phản ứng trùng hợp liên quan đến axit hydrochloric và dimethyldichlorosilane. Hóa chất này tồn tại dạng nhớt, nhưng có thể hoạt động như một chất rắn đàn hồi như cao su.
Tác hại
Dimethicon có thể khiến da trở nên khô, mất nước. Trong một số trường hợp, chất này có thể gây kích ứng cho da, mắt và da đầu. Dimethicon cũng có thể tạo thành một rào cản ở bên ngoài da bắt vi khuẩn, bã nhờn và tạp chất. Đối với môi trường, dimethicon có thể coi là một chất gây ô nhiễm khó phân hủy.
Xem thêm:
Lợi ích bất ngờ của kẽm oxit và oxit titan trong kem chống nắng
Tất tần tật thông tin về hóa chất axit clohydric
Paraben
Paraben từ lâu đã là một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp làm đẹp. Thành phần này phổ biến với khả năng đem lại hiệu quả cao và là chất bảo quản chi phí thấp. Paranben ngăn chặn vi khuẩn và nấm phát triển, kéo dài thời gian sử dụng nhiều sản phẩm. Paraben là phổ biến nhất trong dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt, sữa tắm và tẩy tế bào chết.
Tác hại
Paraben không tan trong nước và có thể xâm nhập vào da. Những hóa chất gây rối loạn nội tiết này có thể được hấp thụ qua da, máu và hệ tiêu hóa. Paraben bắt chước estrogen gây rối loạn chức năng hormone. Những người có làn da nhạy cảm thấy rằng các sản phẩm có chứa paraben có thể gây viêm da và dị ứng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là một nghiên cứu của Anh đã cho thấy paraben có liên quan tới ung thư vú.
Hương thơm nhân tạo
Mùi thơm được thêm vào dầu gội thường là nhân tạo, được tạo ra bằng cách sử dụng các hóa chất. Ví dụ, có những mùi thơm nhân tạo được tạo ra có mùi giống như hoa oải hương. Nhưng không có nguyên liệu hoa oải hương trong công thức. Một số loại hương thơm có thể tạo thành từ sự kết hợp hàng ngàn thành phần hóa học.
Tác hại
Hương thơm hóa học có thể nguy hiểm vì nó làm tắc nghẽn hệ bạch huyết của con người. Mùi hương nhân tạo cũng có thể gây độc cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Thậm chí hương thơm nhân tạo có thể gây rối loạn nội tiết. Rối loạn nội tiết có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể.
Màu tổng hợp
Màu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc tóc cho mục đích thẩm mỹ. Hầu hết các loại dầu gội và dầu xả được nhuộm bằng một màu tổng hợp. Điều này giúp sản phẩm lên màu trông đẹp mắt và thu hút người tiêu dùng hơn. Màu sắc nhân tạo được tổng hợp từ nhiều hợp chất. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ quá trình khai thác các nguồn dầu mỏ hoặc than đá. Những thành phần này thường xuất hiện trên nhãn thành phần dưới dạng FD&C hoặc D&C theo sau là màu và số.
Tác hại
Các độc tố mà màu nhân tạo để lại trên da làm tăng đáng kể nguy cơ nhạy cảm và kích ứng. Các hợp chất trong màu tổng hợp có thể bít lỗ chân lông gây mụn. Sử dụng các sản phẩm này trên da tạo cơ hội cho các hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số màu nhân tạo liên quan đến thực phẩm và ung thư ở động vật. Các thuốc nhuộm khác có liên quan đến khối u tuyến giáp, phản ứng dị ứng, tăng động và khối u thận.
Trên đây tổng hợp 13 hóa chất và thành phần có hại trong các sản phẩm dầu gội. Đây đều là các thành phần hóa chất có hại phổ biến trên thị trường. Vì vậy khi lựa chọn sản phẩm sử dụng, người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ ảnh hưởng của các thành phần tới sức khỏe.
Xem thêm:
Mẹo giảm độ pH của đất bằng nhôm sulfat
Ngàn lẻ một nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng hóa chất
5 lợi ích của axit clohydric đối với cơ thể