Hotline: 0941 689 333 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 2)

5/5 - (6 bình chọn)

Thị hiếu của con người ngày càng tăng. Ngành công nghiệp thực phẩm luôn cần phát triển để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Các sản phẩm thực phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã, thành phần. Quản lý chặt chẽ hàng ngàn thành phần trong các sản phẩm thực phẩm là điều khó khăn. Vì vậy người tiêu dùng cần phải hiểu rõ thành phần chứa trong thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bài viết này mang thông tin về các hóa chất công nghiệp thực phẩm phổ biến tiếp theo.

Acid benzoic và Sodium benzoate

Tác dụng

Acid benzoic và sodium benzoate là các chất phụ gia phổ biến cho thực phẩm, đồ uống và các thực phẩm khác. Chúng hoạt động như chất bảo quản thực phẩm. Chúng là những hóa chất có khả năng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và nấm.

Acid benzoic và sodium benzoate là chất bảo quản thực phẩm

Acid benzoic và sodium benzoate là chất bảo quản thực phẩm

Acid benzoic lần đầu tiên được lấy từ nhựa cây thuộc giống Styrax. Nhựa thơm có mùi như vani và được gọi là kẹo cao su benzoin. Ngày nay acid benzoic thường được sản xuất trong phòng thí nghiệm từ các hóa chất khác thay vì được chiết xuất từ ​​kẹo cao su benzoin. Acid benzoic có khả năng bảo quản thực phẩm có tính acid ngăn chặn chúng lên men glucose.

Sodium benzoate có nguồn gốc từ acid benzoic. Với khả năng tan trong nước cao hơn, sodium benzoate có hiệu quả bảo quản tốt hơn. Vì vậy sodium benzoate thường được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm hơn so với acid.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Các hóa chất bảo quản thực phẩm được coi là an toàn khi sử dụng với số lượng nhỏ. Tác dụng phụ của acid benzoic phụ thuộc vào nồng độ. Với nồng độ cao acid benzoic gây kích ứng da, phổi và đường tiêu hóa.

Vài người xuất hiện các triệu chứng giống dị ứng khi họ tiếp xúc với sodium benzoate. Khi sodium benzoate phản ứng với vitamin C (acid ascorbic) trong đồ uống ở điều kiện nhất định sẽ tạo ra benzen. Benzen là một tác nhân gây ung thư.

Xem thêm:

Hóa chất công nghiệp nguy hiểm là gì?

Tổng hợp các hóa chất giặt rửa công nghiệp

Hóa chất tẩy dầu mỡ công nghiệp là gì?

Butylated hydroxyanisole (BHA) và Butylated hydroxytoluen (BHT)

Tác dụng

BHA và BHT là các hợp chất phenolic được thêm vào thực phẩm để bảo quản chất béo và dầu. BHA và BHT là hóa chất công nghiệp thực phẩm có khả năng chống oxy hóa. Trong thưc phẩm, oxy ưu tiên phản ứng với BHA hoặc BHT. Do đó chất béo và dầu không bị oxy hóa, thực phẩm không bị ôi thiu.

BHA cũng được sử dụng như chất khử nấm men. BHA được tìm thấy trong bơ, thịt, kẹo cao su, bánh nướng, thực phẩm ăn nhẹ và bia. BHT sử dụng để bảo quản mùi, màu sắc và hương vị của thực phẩm.

BHA và BHT có khả năng chống oxy hóa

BHA và BHT có khả năng chống oxy hóa

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Tác dụng phụ của BHA và BHT còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho rằng các đặc tính oxy hóa hoặc các chất chuyển hóa của BHA và BHT có thể góp phần gây ung thư. Số còn lại chứng minh các phản ứng tương tự có thể chống lại stress oxy hóa và giúp giải độc các chất gây ung thư. Nghiên cứu khác cho thấy liều BHA thấp là độc hại đối với tế bào, trong khi liều cao hơn có thể được bảo vệ, các nghiên cứu khác mang lại kết quả ngược lại.

Canthaxantin

Tác dụng

Canthaxanthin là hóa chất công nghiệp thực phẩm tìm thấy nhiều trong tự nhiên. Canthaxanthin là sắc đỏ thuộc nhóm carotenoid, có trong nấm, động vật giáp xác, cá và trứng. Canthaxanthin được sử dụng như phụ gia làm tăng độ hấp dẫn cho thực phẩm.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Với những người nhạy cảm với sắc tố nhóm carotenoid nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa canthaxantin. Việc tích lũy nhiều canthaxanthin cũng làm cho cơ thể thay đổi:

  • Lòng bàn tay, bàn chân và phân có màu cam
  • Khó phát hiện triệu chứng bệnh tán huyết
  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ làm giảm khả năng hoạt động của mắt trong bóng tối. Các đốm này sẽ biến mất khi lượng canthaxanthin trong cơ thể hết.

Xem thêm:

Tác hại của hóa chất công nghiệp sơn nội thất

Lưu ý khi vận chuyển hóa chất công nghiệp

Hóa chất Violet là gì? Ứng dụng như thế nào?

Chất nhũ hóa

Tác dụng

Chất nhũ hóa là thành phần không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Chất nhũ hóa đã trở thành hóa chất công nghiệp thực phẩm được sử dụng phổ biến. Chất nhũ hóa được điều chế từ chất béo thực vật, glycerol và acid hữu cơ. Chất này giúp cải thiện kết cấu, kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm.

Chất nhũ hóa gồm nhiều phân tử lưỡng phần (amphiphilic). Trong nhũ tương, các phân tử amphiphilic này sẽ xếp các đầu ưa nước vào nước, các đuôi kị nước vào chất béo. Chúng có tác dụng ổn định bề mặt nhũ tương. Chất nhũ hóa được sử dụng nhiều trong lòng đỏ trứng, bơ thực vật, các loại sốt.

Chất nhũ hóa có khả năng cải thiện kết cấu, kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm

Chất nhũ hóa có khả năng cải thiện kết cấu, kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy chất nhũ hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa và viêm đường ruột. Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, tiểu đường loại 2, các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ. Tất cả đều liên quan đến thay đổi vi khuẩn đường ruột khi sử dụng chất nhũ hóa.

High-Fructose Corn Syrup (HFCS)

Tác dụng

HFCS có nguồn gốc từ tinh bột ngô. Tinh bột là một chuỗi các phân tử glucose kết hợp với nhau. Khi tinh bột ngô được chia thành các phân tử glucose riêng biệt, sản phẩm cuối cùng là siro ngô chứa 100% glucose. HFCS là siro ngô có đường glucose được thay bằng fructose dưới sự tác động của vi khuẩn và enzyme.

Được tạo ra vào những năm 1960, chất phụ gia này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Các công thức khác nhau làm cho HFCS chứa lượng fructose khác nhau. HFCS đã trở nên phổ biến với các nhà máy sản xuất thực phẩm vì giá thành rẻ hơn đường trắng. HFCS giúp duy trì độ tươi ngọt của thực phẩm.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Sử dụng quá nhiều HFCS sẽ gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe. Glucose dễ dàng được vận chuyển và được sử dụng trực tiếp trong cơ thể. Ngược lại, fructose chỉ biến đổi thành chất béo, glycogen dự trữ ở gan và các mô mỡ. Do đó mức cholesterol trong máu và lượng chất béo trung tính tăng. Khi tích lũy fructose quá nhiều sẽ gây tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ, béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Xem thêm:

4 loại hóa chất sử dụng xử lý nước thải công nghiệp là gì?

Hóa chất công nghiệp ngành in gồm những chất nào?

Top 15 loại hóa chất công nghiệp thực phẩm (phần 3)