Các loại dung môi công nghiệp phổ biến
Trên thế giới hiện nay, người ta đã phát hiện và điều chế ra rất nhiệu loại dung môi công nghiệp để phục vụ đời sống nhất là phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nghiên cứu khoa hoc. Tuy nhiên không phải loại dung môi nào cũng được sử rộng rãi. Vậy trên thực tế có những loại dung môi công nghiệp phổ biến nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung môi, mỗi loại dung môi đều có một công dụng nhất đinh. Dưới đây là 5 loại dung môi công nghiệp phổ biến mà bạn cần biết.
- Dung môi công nghiệp Acetone
- Dung môi công nghiệp Toluen
- Dung môi công nghiệp Isobutanol
- Dung môi công nghiệp Methanol
- Dung môi công nghiệp cồn Ethanol
Dung môi công nghiệp Acetone
Một trong những dung môi công nghiệp phổ biến nhất hiện nay đó là Acetone. Nó có công thức hóa học là C3H60. Dung môi công nghiệp Acetone là chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi rất nhanh, có mùi ngọt gắt. Nó có nhiệt độ sôi thấp, tốc độ bay hơi cao và khả năng hòa tan cao. Nó cũng hòa tan tốt nhiều loại dầu mỡ động vật và thực vật thậm chí là cả các loại nhựa tổng hợp và các chất tổng hợp. Với các đặc điểm của mình, Acetone được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất và đời sống. Chẳng hạn như nó được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất sơn và nhựa resin, dung môi tẩy rửa
- Được dùng làm chất khử nước trong sản xuất thuốc
- Là dung môi tẩy rửa và khử nước cho các thành phần điện tử
- Dùng trong công nghiệp mỹ phẩm như sản xuất sơn và nước rửa sơn móng tay.
- Dùng để nén khí Acetylene.
Có thể nói Acetone tan hoàn toàn trong nước, các dung môi hydrocarbon mạch thẳng, mạch vòng và hầu hết các dung môi hữu cơ. Đây chính là một trong 5 dung môi công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Loại hóa chất này có độ độc hại rất thấp với các phản ứng không thực sự mãnh liệt. Chính vì vậy nó thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ.
Dung môi công nghiệp Toluen
Dung môi công nghiệp Toluene có công thức hóa học là C7H8. Đây là một chất lỏng khúc xạ, trong suốt, không màu, độ bay hơi cao, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước. Đây là một trong những dung môi công nghiệp phổ biến nhất do Toluene được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Sản xuất nhựa tổng hợp
- Dùng trong sơn xe hơi, xe máy, sơn đồ đạc trong nhà
- Dung môi toluen làm chất pha loãng
- Dùng làm chất tẩy rữa
- Sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại, dùng trong keo dán cao su, ximăng cao su vì có khả năng hòa tan tốt
- Được dùng làm chất cải thiện chỉ số octane của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu.
- Dùng để sản xuất thuốc nhuộm
- Điều chế thuốc nổ TNT
Dựa vào công thức hóa học của toluen thì toluen được biết đến như một trong 20 loại dung môi công nghiệp phổ biến nhất trong đời sống con người hiện đại.
Dung môi công nghiệp Methanol
Methanol hay còn được gọi là methyl alcohol, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu gỗ. Đây là một trong những dung môi công nghiệp phổ biến bởi nó có rất nhiều tính năng và công dụng nổi bật. Loại dung môi này có công thức hóa học là CH3OH. Đây là một hợp chất hóa học có khả năng hòa hợp với nước, rượu, các dung môi khác. Nó không màu, dễ cháy, có mùi gần giống như rượu trắng (rượu đế) nhưng hơi ngọt hơn. Ở nhiệt độ phòng, hóa chất này là một chất lỏng phân cực, và được sử dụng như một dung môi chống đông làm biến tính cho ethanol. Loại dung môi này cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng trao đổi este.
Methanol được sinh ra 1 cách rất tự nhiên nhờ quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ khí. Kết quả là, có một phần nhỏ hơi methanol trong bầu khí quyển. Trong suốt vài ngày, methanol không khí bị oxy hóa với sự kết hợp của ánh sáng mặt trời để trở thành khí cácbonic và nước. Chính nhờ những tính chất hóa học này mà nó được ứng dụng trong nhiều ngành như:
- Sản xuất sơn và nhựa: Dùng methanol trong sản xuất nhựa Urea-formaldehyd và nhựa phenol-formadehyd.
- Những chất này là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô.
- Công nghiệp cao su: Methanol được dùng rộng rãi làm dung môi cho cao su trong sản xuất các sản phẩm khác nhau.
- Ngoài ra Methanol được dùng trong: Mực in, Keo dán, Chất chống đông…
Do có tính độc hại, methanol thường được dùng làm phụ gia biến tính cho ethanol trong sản xuất công nghiệp. Methanol thường được gọi là “cồn gỗ” (wood alcohol) bởi vì methanol là một sản phẩm phụ trong quá trình chưng cất khô sản phẩm gỗ.
Dung môi công nghiệp Ethanol
Dung môi công nghiệp phổ biến tiếp theo là ethanol- một chất lỏng không màu,trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và dễ chịu, tan vô hạn trong nước. Dung môi công nghiệp này tồn tại dưới dạng cồn công nghiệp rất dễ cháy. Điều đặc biệt là khi cháy là nó không tạo ra khói và có ngọn lửa có màu xanh da trời. Cồn công nghiệp được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp như sắn,ngô và nhựa đường. Đây là một loại dung môi có khả năng hòa tan chất khác rất hiệu quả.
Ethanol được sử dụng trong các khăn lau y tế và các loại gel sát trùng tay kháng khuẩn phổ biến nhất là chất khử trùng. Ở nồng độ cao, nó được sử dụng để hòa tan nhiều loại thuốc không tan trong nước và các hợp chất có liên quan. Ngày nay Ethanol còn được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa và hiện đang trong loại máy bay đua hạng nhẹ. Điều này đã giúp loại hóa chất này trở thành một trong những dung môi công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại dung môi này bạn phải hết sức cẩn trọng để đảm bảo được độ an toàn. Cồn công nghiệp là chất rất dễ cháy nên phải được trong điều kiện thoáng đãng và mát mẻ. Khi sử dụng nên trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ.
Dung môi công nghiệp Isobutanol
Isobutanol là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là (CH3)2CHCH2OH. Loại dung môi công nghiệp phổ biến này tồn tại ở thể lỏng không màu, dễ cháy, có mùi đặc trưng. Các đồng phân của nó gồm n-butanol, 2-tutanol, và tert-butanol. Tất cả các chất này đều có một vai trò quan trọng trong công nghiệp cụ thể như:
- Làm nguyên liệu sản xuất isobutyl acetate – một chất được dùng làm dung môi pha sơn, và là hương liệu trong công nghiệp thực phẩm.
- Là tiền chất của các isobutyl ester như chất hóa dẻo Diisobutyl Phthalate (DIBP).
- Là chất dung môi pha sơn, chất tẩy sơn.
- Là thành phần trong sản xuất mực in.
- Phụ gia cho sơn, giảm độ nhớt, cải thiện tính chảy.
- Phụ gia trong xăng, làm giảm sự đóng băng cho bộ chế hòa khí.
- Phụ gia đánh bóng ô tô và tẩy rửa sơn ô tô.
- Chất ly trích trong sản xuất các hợp chất hữu cơ.
Có thể thấy Isobutanol có tính ứng dụng rất cao trong đời sống và sản xuất. Thật không khó hiểu khi nó lại nằm trong top 5 dung môi công nghiệp phổ biến nhất.
Trên đây là các loại dung môi công nghiệp phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên biết. Bởi chúng đều là những dung môi công nghiệp rất hữu ích.
Xem thêm: