Điểm mặt 5 hóa chất tạo ngọt nhân tạo nguy hiểm nhất
Hóa chất tạo ngọt nhân tạo là gì?
Hóa chất tạo ngọt nhân tạo là hóa chất mang lại vị ngọt cho thực phẩm. Hóa chất tạo ngọt thường không chứa calo hoặc lượng calo thấp. Vì vậy hóa chất tạo ngọt không cung cấp bất kì chất dinh dưỡng nào cả. Được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào những năm 1950, hóa chất tạo ngọt là phụ gia hiệu quả trong thực phẩm. Các chất này là thay thế hiệu quả cho đường tinh chế và chất làm ngọt tự nhiên.
Hóa chất tạo ngọt nhân tạo dần được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Hóa chất tạo ngọt nhân tạo có nhiều trong thực phẩm chế biến, đồ uống và dược phẩm. Ví dụ như kem đánh răng, nước súc miệng, đồ ăn nhẹ, kẹo cao su, bánh kẹo, đồ uống có cồn, nước hoa quả, siro ho,… Chúng tạo vị ngọt cho thực phẩm mà không làm tăng lượng calo. Với những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo là lựa chọn phù hợp nhất. Có rất nhiều hóa chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng phổ biến trong thực phẩm. Ví dụ như Aspartame, Sorbitol, Alitame, Cyclamate, Dulcin, Equal, Glucin, Kaltame,…
Xem thêm:
Top 3 thay đổi sử dụng hóa chất vệ sinh bếp an toàn
Tác dụng phụ của hóa chất tạo ngọt nhân tạo
Điều khác biệt giữa chất làm ngọt tự nhiên và hóa chất tạo ngọt nhân tạo là gì? Đó là ở hàm lượng calo. Chất làm ngọt tự nhiên có hãm lượng calo ổn định và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong khi chất tạo ngọt nhân tạo không dinh dưỡng và lượng calo bằng không hoặc không đáng kể. Việc sử dụng thực phẩm không chứa chất làm ngọt tự nhiên nghe có vẻ là một ý tưởng hay cho người muốn giảm cân. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Điều mà nhiều người không nhận ra là chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể gây nghiện. Các chất này gây ra chứng nghiện các loại thực phẩm quá ngọt. Hóa chất tạo ngọt nhân tạo kiềm chế vị giác tạo cho cơ thể có cảm giác thèm đồ ngọt hơn. Điều này làm tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường loại 2, gây tổn thương thận,… Các kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân và rối loạn hội chứng chuyển hóa. Sử dụng lâu dài các hóa chất tạo ngọt nhân tạo gây ra triệu chứng đau nửa đầu, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Những tác dụng phụ trên vượt xa lợi ích tiềm năng của một chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp. Vi vậy, việc sử dụng rộng rãi chất tạo ngọt nhân tạo đã gây ra nhiều tranh cãi.
5 Hóa chất tạo ngọt nhân tạo nguy hiểm nhất
Dưới đây là danh sách 5 hóa chất tạo ngọt nhân tạo nguy hiểm nhất. Hãy cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm hay đồ uống chứa thành phần này.
Aspartame
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt aspartame từ khoảng 35 năm trước. Chất tạo ngọt này hiện được sử dụng trong hơn 6.000 thực phẩm và đồ uống,hơn 500 loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn. Với khả năng ổn định nhiệt, aspartame được sử dụng như chất bảo quản trong công nghiệp thưc phẩm.
Aspartame hấp thụ vào cơ thể được phân giải thành phenylalanine, axit aspartic và methanol. Những chất này có thể tồn tại trong gan, thận và não trong một thời gian khá dài. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng aspartame bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn tâm lý, chóng mặt và xuất hiện các cơn hưng cảm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy aspartame có thể làm giảm trí nhớ và làm tăng kích ứng oxy hóa trong não. Với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hãy tránh sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo nguy hiểm này. Aspartame có thể khiến thai nhi hoặc trẻ nhỏ bị rối loạn hội chứng chuyển hóa và béo phì. Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Công nghiệp Hoa Kỳ phát hiện aspartame có khả năng gây ung thư.
Sucralose (Splenda)
Sucralose có nguồn gốc từ đường được sử dụng như một chất thay thế đường tự nhiên. Thực tế, chất tạo ngọt nhân tạo này là một dẫn xuất sucrose clo hóa. Vâng, clo, một trong những hóa chất độc hại nhất trên hành tinh! Sucralose ban đầu được tìm thấy qua việc phát triển một hợp chất diệt côn trùng mới.
Với độ ngọt gấp 600 lần so với đường, sucralose góp phần gây nghiện các loại thực phẩm và đồ uống. Tháng 6 năm 2014, Trung tâm Khoa học vì lợi ích Cộng đồng đã đặt sucaralose vào danh mục cảnh báo. Một nghiên cứu y khoa cho thấy chất này có thể liên quan đến bệnh bạch cầu ở chuột.
Đặc biệt sucralose có thể được chuyển hóa và gây độc hại đối với cơ thể. Nấu ăn với sucralose ở nhiệt độ cao có thể tạo ra chloropropanol. Là một loại hợp chất độc hại, chloropropanol có thể gây buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt.
Xem thêm:
Danh mục 10 loại hóa chất công nghiệp nguy hiểm nhất
Top 5 hóa chất sản xuất dấm công nghiệp
Top 3 thay đổi sử dụng hóa chất vệ sinh bếp an toàn
Những điều nên biết về hóa chất công nghiệp thực phẩm Aspartame
Acesulfame K (ACE, ACE K, Sunette, Sweet One, Sweet ‘N Safe)
Acesulame K được cấu tạo từ một loại muối kali có chứa metylen clorua. Acesulfame K dễ dàng tìm thấy trong kẹo cao su không đường, đồ uống có cồn và kẹo. Chất này thường được sử dụng kết hợp với aspartame và các chất làm ngọt không chứa canxi khác.
Methylene clorua là hóa chất độc hại, một thành phần hóa học chính trong acesulfame. Tiếp xúc lâu dài gây buồn nôn, xảy ra các vấn đề tâm lý, suy giảm chức năng gan, thận và thị lực. Thậm chí, acesulame K có thể gây ung thư và là nguyên nhân xuất hiện chứng tự kỷ.
Acesulame K trở nên ngày càng phổ biến như một chất tăng cường hương vị. ACE K giúp ổn định nhiệt trong công nghiệp thực phẩm. Chất này thường sử dụng trong các thực phẩm chế biến với nhiệt độ cao và các món nướng. Cơ thể con người có thể phân giải acesulame K ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất.
Saccharin (Sweet ‘N Low)
Vào những năm 1970, saccharin và các chất làm ngọt có gốc sulfa khác được cho là có thể gây ung thư bàng quang. Saccharin được xác định là gây ung thư ở động vật thí nghiệm. Các sản phẩm chứa các chất này cần phải mang nhãn cảnh báo: Sử dụng sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Sau một thời gian, FDA đã loại bỏ cảnh báo này. Nhưng nhiều nghiên cứu tiếp tục cho thấy saccharin gây ra các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn, sacchrin là chất làm ngọt chính cho trong thuốc dùng cho trẻ em. Bao gồm aspirin nhai, xi-rô ho, các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác. Sử dụng saccharin làm xuất hiện chứng nhạy cảm ánh sáng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim nhanh và một số loại ung thư.
Hóa chất tạo ngọt nhân tạo Xylitol (Erythritol, Maltitol, Mannitol, Sorbitol và một số loại rượu đường)
Hóa chất tạo ngọt xylitol giúp giữ ẩm cho nhiều loại thực phẩm. Vì vậy, chất này trở thành một thành phần hữu ích trong sản xuất bánh kẹo, đồ nướng và chocolate.
Rượu đường không được cơ thể hấp thụ tốt do chúng gây ra phản ứng dị ứng ở nhiều người. Ngoài ra, các chất này làm rối loạn đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy. Tác dụng nhuận tràng của xylitol rõ rệt đến mức chất này bị cấm ở nhiều nước trên thế giới.
Xem thêm:
Những điều nên biết về Hóa chất Natri Metabisunfit