Mô tả
Hóa chất khử màu nước thải thuộc nhóm hóa chất xử lý nước thải nhằm mục đích phá các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải thường là các mạch vòng Benzen có trong nước thải rỉ rác, dệt nhuộm, sản xuất cồn, sản xuất dược phẩm.
Hóa chất tẩy màu nước thải
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: Nhiệt độ cao, các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi; Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại vải, màu và chủ yếu đi vào nước thải của các công đoạn sản xuất.
Nước thải dệt nhuộm luôn dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo loại hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các đặc trưng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam gồm: pH = 9,0 – 14,0; BOD = 150 – 620 mg/L; COD = 570 – 4200 mg/L; TSS = 800 – 1100 mg/L; Độ màu= 1000- 2500 (Pt-Co).
Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, về cơ bản qua các bước sau: Tách rác – Xử lý hóa học – Xử lý hóa lý – Xử lý sinh học –Lọc thô – Khử trùng – Xả ra nguồn tiếp nhận. Có một vài đơn vị đưa ra công nghệ vi sinh trước hóa lý sau cho dệt Phong Phú, dệt Phước Long nhưng hệ thống hoạt động không hiệu quả lắm.
Các phương pháp hóa học, hóa lý truyền thống để xử lý nước thải dệt nhuộm là trung hòa điều chỉnh pH, đông keo tụ, hấp phụ, oxy hóa. Tuy nhiên, độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm rất khó xử lý, gây màu tối cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.